Run vô căn và Parkinson khác nhau như thế nào?

Run vô căn và parkinson đều gây ra tình trạng run tay chân, tuy nhiên bản chất của 2 bệnh này là khác nhau

Bệnh run vô căn có phải kiêng rượu bia?

Run tay, khó cầm đồ vật chữa thế nào?

Run vô căn dùng TPCN Vương Lão Kiện có được không?

Nồng độ acid uric cao có làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson?

10 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Parkinson

Tiến sỹ Anthony Komaroff - Tốt nghiệp Trường Y Harvard trả lời:

Chào bạn,

 Run vô căn là một dạng rối loạn chức năng não bộ vùng vận động gây ra tình run: tay, chân, đầu hay giọng nói một cách khó kiểm soát. Nguyên nhân gây run vô căn chưa được xác định, tuy nhiên yếu tố di truyền trong gia đình chiếm vai trò quan trọng. Nếu bố mẹ hoặc anh chị em trong gia đình mắc run vô căn thì bạn tăng nguy cơ mắc chứng run này lên 50%. Run vô căn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là người lớn tuổi, nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.

Ngược lại, Parkinson là một bệnh lý thoái hóa thần kinh nghiêm trọng và cũng gây ra run. Bệnh này ít phổ biến hơn run vô căn, nhưng nó khiến người bệnh khó khăn khi đi bộ và cử động cánh tay, bàn tay, đôi khi xuất hiện cả chứng mất trí nhớ.

Run vô căn và Parkinson đều gây run chân tay nên dễ bị nhầm lần

Run vô căn nặng có thể gây cản trở trong cuộc sống của người bệnh. Khi các triệu chứng của run vô căn lần đầu xuất hiện, nhiều người sẽ lo lắng rằng họ bị Parkinson. Vậy làm thế nào để phát hiện được sự khác nhau giữa run vô căn và bệnh Parkinson?

Run vô căn thường xảy ra chủ yếu ở tay hoặc đầu, khi người bệnh hoạt động, như khi viết, đánh máy hoặc rót nước. Nó thường ít xuất hiện khi họ trong trạng thái nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể.

Ngược lại, run do Parkinson lại xuất hiện khi người bệnh nghỉ ngơi, và hết khi hoạt động. Run do bệnh Parkinson giai đoạn sớm thường xảy ra ở một bên cơ thể, run ngón tay, bàn tay với biên độ nhỏ, theo kiểu lắc vấy hoặc “vê viên thuốc”, run sau này có thể tiến triển sang cả cánh tay, chân, hoặc sang nửa người đối diện.

Cả run vô căn và bệnh Parkindson đều có xu hướng tiển triển nặng dần theo thời gian, nó có thể xảy ra ở 1 hoặc nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, với mức độ run từ nhẹ hoặc trung bình ở giai đoạn sớm, nhưng cũng có thể ảnh hưởng  nghiêm trọng tới khả năng vận động của người bệnh.

Thuốc phổ biến nhất để điều trị run vô căn là chẹn beta giao cảm (beta-blocker - thường được dùng để điều trị huyết áp cao), giúp người bệnh dễ dàng thực hiện các hoạt động hàng ngày như ăn cơm, uống nước,…. Ở một vài người, run vô căn có thể tự biến mất sau một thời gian điều trị. Một số thuốc khác cũng có thể dùng cho người bị run vô căn, gồm thuốc chống động kinh primidone (Myidone, Mysoline), gabapentin (Neurontin), và thuốc chống lo âu lorazepam (Ativan).

Stresscaffeine cũng có thể khiến tình trạng run tồi tệ hơn. Uống một lượng rượu nhỏ có thể tạm thời làm dịu tình trạng run.

Một số loại thuốc có thể làm trầm trọng tình trạng run vô căn bao gồm các chất kích thích, lithium, thuốc chống trầm cảmhormone tuyến giáp.

Hãy hỏi ý kiến bác sỹ của bố bạn kỹ càng trước khi sử dụng bất cứ phương pháp điều trị nào.

Chúc sức khỏe gia đình bạn!

Ngân Giang H+ (Theo AskDoctorK)

Thông tin thêm cho bạn:
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng thảo dược Thiên ma, Câu đằng có khả năng chống stress oxy hóa, bảo vệ tế bào thần kinh, đồng thời chúng còn giúp an thần, trấn tĩnh, giảm run giật nên giảm bớt tình trạng stress, căng thẳng và run ở những người mắc run vô căn. Không chỉ vậy, Thiên ma và Câu đằng còn gián tiếp giúp làm tăng lượng dopamine trong não bộ (dopamine là chất dẫn truyền thần kinh có vai trò kiểm soát và phối hợp vận động cơ – xương - khớp, thiếu hụt dopamin là một trong những nguyên nhân gây run), do đó giúp cải thiện và tăng khả năng vận động cho tất cả các các trường hợp bị run nói chung. Sự ra đời của các sản phẩm hỗ trợ với sự góp mặt của hai thảo dược này được xem là “giải pháp xanh” trong điều trị, mang lại niềm hy vọng cho người bệnh run chân tay.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị