Sỏi thận và sỏi mật: Làm thế nào để phân biệt?

Những người đã từng bị sỏi thận sẽ có nguy cơ cao mắc sỏi mật và ngược lại.

Cẩn trọng với bùn túi mật - Tiền thân của sỏi mật!

Sỏi mật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ sỏi thận

Trái cây họ cam quýt có thể ngăn ngừa sỏi thận!

Sỏi thận

Thận là cơ quan lọc máu và tạo ra nước tiểu. Sỏi thận được tạo thành từ các muối acid trong thận. Một người bị sỏi thận thường không có nhiều triệu chứng cho đến khi những viên sỏi di chuyển trong thận hoặc di chuyển qua niệu quản - ống nối thận và bàng quang. Trong trường hợp này, một số triệu chứng báo hiệu sỏi thận là:

- Các cơn đau đớn ở một bên hông và phần lưng.

- Đau dưới xương sườn.

- Đau ở vùng bụng dưới và háng.

Sỏi thận có thể gây đau ở một bên hông, phần lưng.

- Cảm giác đau buốt khi đi tiểu.

- Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc màu nâu.

- Nước tiểu đục.

- Nước tiểu có mùi hôi.

- Tiểu rắt (đi tiểu nhiều lần với số lượng nước tiểu mỗi lần khá ít).

- Buồn nôn.

- Sốt và thấy ớn lạnh khi bị nhiễm trùng.

Các cơn đau có thể thay đổi cường độ khi sỏi đi qua niệu quản.

Thông thường những viên sỏi thận nhỏ có thể tự đào thải khỏi cơ thể. Bệnh nhân cần uống nhiều nước và có thể dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết. Nếu các cơn đau trở nên trầm trọng hoặc những viên sỏi chặn đường tiết niệu, bạn cần tới gặp bác sỹ để được tư vấn cụ thể hơn.

Sỏi mật

Túi mật có vai trò trong việc tiêu hóa và hấp thụ các chất béo. Sỏi mật hình thành từ sự kết tinh các chất lỏng trong hệ tiêu hóa, kết quả của sự mất cân bằng hóa học trong túi mật.

Những người bị sỏi mật cũng không xuất hiện nhiều triệu chứng rõ rệt trừ khi sỏi gây tắc nghẽn trong ống dẫn mật. Khi đó, bạn có thể nhận thấy tình trạng sỏi mật qua các dấu hiệu sau:

- Các cơn đau đột ngột ở vùng bụng trên bên phải.

- Đau đột ngột dưới xương ức.

- Đau có thể lan ra sau lưng hoặc sang vai phải.

Sỏi mật có thể gây ra các cơn đau ở vùng bụng phải, đau vai...

Các cơn đau có thể kéo dài một vài phút hoặc lên tới vài giờ.

Các triệu chứng của sỏi mật là rất hiếm gặp, nhưng một khi sỏi làm phát sinh triệu chứng, người bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, viêm đường mật. Trong những trường hợp cấp cứu, việc phẫu thuật hoặc can thiệp để lấy sỏi có thể nhanh chóng giúp khơi thông dòng chảy của dịch mật, hạn chế biến chứng nghiêm trọng hơn. 

Vi Bùi H+ (Theo Medicaldaily)

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng bài thuốc gồm 8 thảo dược quý gồm Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Chỉ xác sẽ giúp tác động toàn diện lên hệ thống gan mật, về trước mắt sẽ làm giảm tình trạng đau, đầy trướng, chậm tiêu, vàng da… do sỏi mật, lâu dài có thể ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa