Phản ứng sau tiêm chủng: Đừng quá hoang mang

Tiêm chủng và phản ứng sau tiêm chủng

Tiêm chủng là việc truyền chất kháng nguyên vào cơ thể (một dạng vaccine) nhằm kích thích hệ thống miễn dịch phát triển sự miễn dịch thích ứng đối với một căn bệnh. Vaccine có thể ngăn ngừa hoặc cải thiện các hiệu ứng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh. Hiệu quả của tiêm phòng đã được nghiên cứu rộng rãi và xác minh, ví dụ, thuốc chủng ngừa cúm, vaccine HPV, và vaccine thủy đậu cùng nhiều loại khác.

Nói chung, tiêm chủng được coi là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Chất hoạt động của vaccine có thể nguyên vẹn nhưng bị khử hoạt tính hoặc giảm độc lực, các dạng mầm bệnh, hoặc thành phần tinh khiết của của mầm bệnh cũng được chứng minh là có khả năng miễn dịch (ví dụ như, các protein ngoài của một loại virus). Biến độc tố được sản xuất để chống lại các bệnh độc tố, chẳng hạn như sửa đổi tetanospasmin của độc tố uốn ván để loại bỏ tác dụng độc hại nhưng vẫn giữ được hiệu quả miễn dịch của nó.

Trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh
Phản ứng sau tiêm chuẩn (PƯSTC) là bất kỳ sự kiện sức khỏe nào xảy ra sau tiêm chủng và không nhất thiết phải có mối quan hệ nhân quả với việc sử dụng vaccine. PƯSTC nhẹ là một sự kiện không phải là "nghiêm trọng" và không là nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của người được tiêm chủng. PƯSTC nặng là một sự kiện gây ra một nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe và tính mạng của người được tiêm vaccine dẫn đến phải nhập viện, di chứng tàn tật hoặc tử vong khi sinh.

Các phản ứng phụ sau tiêm vaccine


Theo Hội đồng các tổ chức quốc tế về khoa học y học (CIOMS) và Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại nguyên nhân cụ thể của PƯSTC:

- Phản ứng liên quan đến vaccine: Là phản ứng gây ra do một hoặc nhiều thành phần của vaccine. Nó cũng là phản ứng của từng cá thể với đặc tính vốn có của vaccine, ngay cả khi vaccine đã được sản xuất, bảo quản, vận chuyển và chỉ định một cách chính xác.

- Phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng: Phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng gây ra bởi việc bảo quản, vận chuyển, chỉ định và tiêm chủng vaccine không đúng.

Việc bảo quản vaccine cũng liên quan đến PƯSTC
- Phản ứng liên quan đến lo lắng khi tiêm chủng: Là phản ứng xảy ra do sự lo lắng về tiêm chủng.

- Sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên: Là phản ứng gây ra bởi một nguyên nhân khác không phải là do vaccine, do sai sót tiêm chủng hay do lo lắng khi tiêm chủng, mà là do bệnh lý sẵn có của trẻ.

- Không rõ nguyên nhân: Nhiều trường hợp PƯSTC không tìm được nguyên nhân do thiếu các thông tin có liên quan đến các nguyên nhân đã nêu ở trên.

Phản ứng phụ của các loại vaccine thông thường:

Tên vaccine

Bản chất

Phản ứng phụ

DPT

Toàn thân tế bào vi khuẩn ho gà bất hoạt

+ Giải độc tố bạch hầu, uốn ván

- Thường gặp: Sưng đỏ chỗ tiêm, sốt >38 độ C. Có thể đau đầu, đau khớp, phù nề, ngứa nơi tiêm.
- Hiếm: Phản ứng tức thì sau 4-8 h (bẳn tính, cáu gắt, tiêu chảy, nôn) và phản ứng muộn 8-15 ngày (tiểu ra albumin, nổi mề đay, sưng hạch, ho hen).
- Rất hiếm: Viêm não tủy dị ứng.

DP và TT (hay VAT)

Giải độc tố tinh chế cô đặc bạch hầu, uốn ván (DP) và uốn ván (TT)

Ít phản ứng phụ hơn DPT, có sốt nhẹ < 38 độ C, nhức đầu, ngứa, sưng đỏ và mệt mỏi. Hiếm khi nôn, hay nổi hạch.

BCG

Trực khuẩn lao giảm độc sống

Đa số: Tạo cục cứng, sưng đỏ, loét, để lại sẹo tại chỗ tiêm; sưng hạch nhẹ ở gần nơi tiêm, có sốt

Dại

Virus chiết từ não chuột ổ (vaccine Fuenzalida) và nuôi cấy tế bào

- Có phản ứng toàn thân, mệt mỏi, khát nước, đau đầu nhẹ.
- Rất hiếm: Viêm não tủy dị ứng, viêm đa dây thần kinh.

Tả uống

Toàn thân tế bào vi khuẩn đậm độ cao, bất hoạt bằng fomalin và nhiệt.

Lợm giọng, buồn nôn, tiêu chảy

Thương hàn vi

Kháng nguyên tinh khiết Vi của vi khuẩn thương hàn

- Thường gặp: Đau nhẹ tại chỗ tiêm trong vòng 1 ngày.
- Hiếm gặp: Sưng đỏ cứng chỗ tiêm, có sốt (thường nhẹ).

Viêm gan B

Mảnh virus bất hoạt điều chế từ huyết tương người (thế hệ 1) và từ nấm men tái tổ hợp gene (thế hệ 2).

- Thường gặp: Đau nhẹ, ngứa tại chỗ tiêm (hết nhanh sau 1-2 ngày).
- Hiếm: Sốt, đau cổ, chóng mặt, ban, mề đay, nôn và tiêu chảy.
- Rất hiếm: Co thắt phế quản, ngất, viêm khớp, hạ huyết áp, bệnh thần kinh, phù, rối loạn tiêu hóa, loạn thị và liệt.
-Cực hiếm: Phản ứng quá mẫn.

Viêm não Nhật Bản

Virus viêm não Nhật Bản nuôi cấy từ não chuột, được tinh chế rồi bất hoạt bằng Merthiolate.

Thường gặp: Đau, sưng đỏ nơi tiêm; có thể gây sốt, ớn lạnh, nhức đầu (chỉ xảy ra trong 2-3 ngày sau tiêm).

 

Xử trí với phản ứng sau tiêm vaccine

Để hạn chế phản ứng phụ, các nhà sản xuất phải hoàn thiện quy trình sản xuất và kiểm định, loại bỏ các thành phần phụ không phải là kháng nguyên, giảm hàm lượng kháng nguyên đến mức tối thiểu, kết hợp nhiều kháng nguyên để giảm mũi tiêm và số lần tiêm, chuyển dạng trình bày từ tiêm sang uống...

Sốt cũng là một phản ứng tiêm chủng bình thường
Về phía các nhân viên y tế thực hiện tiêm chủng, ngoài việc luôn bảo quản vaccine trong tủ lạnh (2 - 8 độ C), dùng bơm tiêm 1 lần, thao tác vô trùng, tiêm đúng cách.

Đặc biệt các ông bố bà mẹ cần có quyết định đúng đắn và xử lý thích hợp khi con có phản ứng, biến chứng sau tiêm phòng vaccine. Nếu chỉ sau tiêm trẻ chỉ bị sưng đỏ vết tiêm từ 6 - 8h thì không cần lo lắng. Hay với những trường hợp thông thường bị mẩn ngứa kéo dài, bác sỹ sẽ theo dõi tích cực hoặc có thể kê thuốc kháng sinh điều trị. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần hết sức thận trọng đối với trẻ có tiền sử da nhạy cảm.

Khi trẻ có các phản ứng, biến chứng nặng cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế (trong trường hợp này thường dùng paracetamol để hạ sốt cho trẻ với liều dùng 15mg/kg), cách 4 - 6 giờ/lần, tối đa là 4 liều trong 24 giờ. Kết hợp chườm lạnh tại vị trí tiêm cho trẻ. Mẹ vẫn cho trẻ bú mẹ bình thường. Lưu ý tránh chạm vào chỗ tiêm khi bế hoặc ôm trẻ. Một số trường hợp trẻ sốt cao có dấu hiệu co giật có liên quan đến cơ địa thể chất ở từng trẻ, bố mẹ cần bình tĩnh để có xử lý đúng mức. Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, trên 39 độ C, bỏ bú liên tục từ 1 - 2 ngày đi kèm với biểu hiện quấy khóc nhiều, da tím tái, co giật thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Lưu ý nhất là khi Các phản ứng sau tiêm trở nên trầm trọng hơn hoặc kéo dài 1 - 2 ngày như là vết tiêm sưng to, hạch sưng to tồn tại hơn 6 tuầ, trẻ sốt cao, khóc nhiều không dứt, mệt nhiều, da tím tái, lơ mơ, co giật, liệt, hôn mê… Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sỹ chuyên khoa theo dõi và điều trị.
Để nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống dịch bệnh và vai trò của tiêm chủng, Vụ Truyền thông - Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) đã phối hợp với trường Đại học Y tế công cộng tổ chức Cuộc thi “Xây dựng Thông điệp phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng mở rộng” với cơ cấu giải thưởng rất hấp dẫn. Đối tượng tham gia dự thi là tất cả mọi người dân Việt Nam có khả năng tham gia sáng tạo các tác phẩm dự thi. Chi tiết xem tại website: thongdiepsuckhoe.com.vn

Vi Dũng
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ