Vị đắng của cà phê và chocolate đen đến từ hàm lượng cao các chất chống oxy hóa mạnh mẽ
5 mẹo giúp bạn nói “không” với việc ăn quá nhiều
Giảm cân dễ dàng với những thực phẩm giúp kiềm chế cơn thèm ăn
Thực phẩm, đồ uống giúp bạn kiểm soát cảm giác thèm ăn
Nguyên nhân nào khiến bạn ăn nhiều khó kiểm soát?
Đa phần chúng ta ưa thích thực phẩm, đồ uống giàu năng lượng và có vị ngọt thay vì những món ăn có vị đắng. Nhưng theo nghiên cứu của Viện Leibniz về Hệ thống sinh học thực phẩm, một số hoạt chất có lợi cho sức khỏe trong thực phẩm đôi khi lại có vị đắng. Một trong số đó là những acid amino và peptide được phân giải từ protein, có trong thực phẩm lên men.
Theo TS. Tim Crowe – chuyên gia dinh dưỡng, người dẫn chương trình podcast Thinking Nutrition, con người nếm được vị đắng ban đầu là bản năng phát hiện các chất có nguy cơ gây độc. Tuy nhiên, một lượng nhỏ các nhất này có thể kích thích hệ miễn dịch, làm tăng cường hệ thuốc chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Ngoài ra, một số loại rau củ có vị ngăm đắng như rau cải rocket, bông cải xanh, bắp cải thường chứa ít calo. Nghiên cứu cho thấy ăn thực phẩm này giúp cơ thể tiết ra hormone kiểm soát cơn thèm ăn, từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân.
Bổ sung thực phẩm, đồ uống có vị đắng vào chế độ ăn uống có thể giúp bạn đạt được mục tiêu cải thiện cân nặng:
Rau họ cải
Các loại rau họ cải thường có vị ngăm đắng, điển hình như bông cải xanh, rau mầm cải, củ cải… Đó là nhờ glucosinolate, chất chứa lưu huỳnh tạo ra mùi thơm hăng và vị đắng. Nhóm rau củ này có tác dụng tích cực với chỉ số sức khỏe như độ nhạy insulin, huyết áp và tỷ lệ mỡ cơ thể.
Rau lá xanh đậm
Rau cải rocket, cải xoăn và cải xoong là một vài ví dụ trong nhóm rau lá xanh có vị đắng mà giàu dinh dưỡng. Hàm lượng vitamin A, C, K và folate dồi dào trong rau lá xanh giúp cải thiện thị lực, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ quá trình sửa chữa tế bào. Ngoài ra, rau lá xanh còn chứa các vi chất calci, kali, magne và sắt cần thiết cho sức khỏe xương và cơ bắp.
Vỏ cam chanh
Phần vỏ của quả có múi như cam, chanh, quýt, bưởi có vị đắng bởi các hoạt chất flavonoid có nhiệm vụ bảo vệ trái cây khỏi côn trùng. Đây cũng là các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào trong cơ thể người.
Để tận dụng tối đa công dụng của vỏ cam chanh, bạn hãy giữ lại vỏ quả khi nấu ăn. Vỏ cam, chanh bào nhỏ có thể dùng để nướng bánh, rắc thêm vào món sữa chua ăn sáng, hoặc để tăng vị thơm ngon cho các món rau củ, salad.
Chocolate đen
Chocolate đen có hàm lượng chất rắn cacao trên 70% sẽ có vị đắng đặc trưng bởi hàm lượng chất chống oxy hóa polyphenol dồi dào. Dưỡng chất này cũng có tác dụng như thức ăn cho lợi khuẩn đường tiêu hóa. Bạn nên chọn chocolate đen ít đường cho các món ăn nhẹ hoặc khi chế biến các món tráng miệng với yến mạch.
Cà phê
Tương tự chocolate, vị đắng của cà phê đến từ các polyphenol như acid chlorogenic. Đây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ với nhiều lợi ích sức khỏe, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường.
Dù vậy, người có vấn đề về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản nên tránh uống cà phê khi đói. Để tận hưởng những lợi ích của cà phê, bạn nên uống sau khi ăn một bữa sáng cân bằng, tránh uống vào buổi tối trước giờ ngủ.
Bình luận của bạn