10 cách phòng ngừa biến chứng đái tháo đường đơn giản, hiệu quả

Bạn cần kiểm soát đường huyết, mỡ máu…để phòng ngừa biến chứng đái tháo đường

Nhận biết dấu hiệu biến chứng đái tháo đường từ giai đoạn đầu

Đái tháo đường: Tê bì tay chân, khó ngủ về đêm điều trị thế nào?

Mắc đái tháo đường 10 năm, có thể gặp những biến chứng gì?

Đường huyết dưới 6mmol/L, HbA1c dưới 6,5% có được giảm liều thuốc Tây?

Dưới đây là 10 cách giúp bạn phòng ngừa biến chứng đái tháo đường (tiểu đường) hiệu quả:

Kiểm soát tốt đường huyết

Luôn duy trì chỉ số đường huyết trong giới hạn an toàn (thường là dưới 7mmol/L) là một trong những cách phòng ngừa biến chứng đái tháo đường hiệu quả. Để làm được điều này, bạn cần tuân thủ sử dụng thuốc điều trị, kiểm soát chế độ ăn, tăng cường tập thể dục, hạn chế hoặc ngừng uống rượu bia…

Người bệnh đái tháo đường cũng cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ để kiểm soát đường huyết trong mức an toàn.

Kiểm soát huyết áp và chỉ số mỡ máu

Cùng với bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp có thể góp phần làm tổn thương mạch máu, gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Người bệnh đái tháo đường nên chú ý kiểm soát huyết áp, mỡ máu

Mỡ máu cao cũng là một vấn đề đáng lo ngại khi chúng có thể góp phần khiến tổn thương mạch máu tiến triển nhanh và nghiêm trọng hơn ở người bệnh đái tháo đường, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Do đó, người bệnh đái tháo đường nên chú ý có chế độ ăn uống lành mạnh, giảm ăn chất béo và tập thể dục thường xuyên hơn để kiểm soát huyết áp, mỡ máu. Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể cho bạn dùng thêm các loại thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ mỡ máu.

Khám sức khỏe, đặc biệt là khám mắt thường xuyên

Thông thường, người bệnh đái tháo đường nên đi khám sức khỏe định kỳ từ 2 - 4 lần/năm. Thông qua các lần khám sức khỏe, bác sỹ có thể đánh giá chế độ dinh dưỡng, mức độ hoạt động thể chất, xem bạn đã kiểm soát đường huyết tốt hay chưa.

Các bác sỹ cũng có thể kiểm tra các dấu hiệu cảnh báo biến chứng đái tháo đường, bao gồm các dấu hiệu tổn thương thận, tổn thương thần kinh, biến chứng tim mạch… Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường cần đi khám mắt để phát hiện sớm các dấu hiệu tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Người bệnh đái tháo đường nên chú ý khám mắt thường xuyên

Tiêm vaccine đầy đủ

Người bệnh đái tháo đường có hệ miễn dịch yếu hơn so với người bình thường, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Do đó, bạn nên chú ý tiêm vaccine đầy đủ để phòng ngừa bệnh tật. Các vaccine này có thể bao gồm:

- Vaccine ngừa cúm: Bạn cần tiêm hàng năm để duy trì sức khỏe trong mùa cúm.

- Vaccine ngừa viêm phổi: Bạn có thể cần tiêm nhắc lại khi bước qua tuổi 65, bị biến chứng đái tháo đường.

- Vaccine viêm gan B: Thường được khuyến nghị cho người dưới 60 tuổi.

- Các loại vaccine khác, ví dụ như vaccine phòng ngừa uốn ván (thường được tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm).

Chăm sóc răng miệng

Mắc đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng nướu. Do đó, người bệnh đái tháo đường cần chú ý đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa fluoride, dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày, đi khám răng ít nhất 2 lần/năm. Bạn cũng nên đi khám nếu thấy mình hay bị chảy máu chân răng, nướu sưng đỏ.


Chú ý chăm sóc và kiểm tra bàn chân hàng ngày

Đường huyết tăng cao có thể làm giảm lưu lượng máu xuống chân, đồng thời làm hỏng các dây thần kinh ở bàn chân. Do đó, người bệnh đái tháo đường thường bị đau, tê bì, ngứa ran, thậm chí mất cảm giác ở bàn chân.

Nếu không chú ý tới các vết cắt, các vết mụn nước ở bàn chân, chúng có thể bị nhiễm trùng và khiến bạn phải đoạn chi.

Người bệnh đái tháo đường cần chú ý chăm sóc bàn chân theo các lời khuyên sau:

- Rửa chân hàng ngày với nước ấm, nhưng tránh ngâm chân lâu có thể gây khô da.

- Lau khô chân nhẹ nhàng, đặc biệt là vùng da giữa các ngón chân.

- Dưỡng ẩm cho bàn chân, mắt cá chân.

- Kiểm tra bàn chân hàng ngày và chú ý tới các vết chai, mụn nước, vết loét, mẩn đỏ hoặc sưng tấy.

- Đi khám nếu thấy đau chân kéo dài, các vết thương lâu ngày không lành.

- Tránh đi chân trần.

Người bệnh đái tháo đường nên chú ý chăm sóc bàn chân hàng ngày

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều biến chứng đái tháo đường nguy hiểm, bao gồm:

- Làm giảm lưu thông máu xuống chân và bàn chân. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, loét dẫn tới đoạn chi.

- Biến chứng tim mạch, đột quỵ.

- Biến chứng về mắt có thể dẫn tới mù lòa.

- Tổn thương thần kinh.

- Bệnh thận.

- Làm tăng nguy cơ tử vong sớm.

Hạn chế uống rượu bia

Uống nhiều rượu bia có thể gây biến động đường huyết, đặc biệt dễ gây hạ đường huyết ở những người phải tiêm thuốc insulin.

Đối với nam giới mắc đái tháo đường, một bữa không nên uống qua 2 lon bia hoặc 3 chén rượu nhỏ. Nữ giới thì tiêu chuẩn giảm một nửa so với nam. Để tránh bị hạ đường huyết, bạn có thể uống chút rượu bia trong bữa ăn có chứa tinh bột (cơm, khoai…) hoặc thịt cá.

Tránh căng thẳng

Một nguyên nhân khiến đường huyết không ổn định và làm xuất hiện nhanh biến chứng đó là tình trạng căng thẳng, lo âu.

Do đó, người bệnh đái tháo đường nên chú ý kiểm soát tâm trạng của mình, ngủ đủ giấc để thư giãn tinh thần. Bạn cũng có thể tham khảo một số cách giảm căng thẳng phù hợp với bản thân mình như nghe nhạc, đi bộ, xem phim, trò chuyện cùng bạn bè...

Sử dụng thảo dược để phòng ngừa biến chứng đái tháo đường

Biến chứng đái tháo đường có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh, do đó sử dụng từ sớm các giải pháp phòng ngừa biến chứng là điều cần thiết ở người bệnh đái tháo đường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp của 4 thảo dược câu kỷ tử, hoài sơn, mạch môn, nhàu giúp phòng ngừa hiệu quả biến chứng đái tháo đường do tác động trực tiếp vào cơ chế gây biến chứng - quá trình stress oxy hóa. Ngoài ra, các thảo dược này còn giúp giảm cholesterol, làm sạch mạch máu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng tim mạch.

Vi Bùi H+ (Theo Mayoclinic)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường - giải pháp chuyên biệt giúp phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm hỗ trợ hiệu quả, giúp:

- Phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.

- Giảm và ổn định đường huyết.

- Giảm cholesterol máu.

Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết