Người bệnh đái tháo đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết?
Người bệnh đái tháo đường uống sữa nào tốt nhất, nên kiêng thức ăn gì?
Người bệnh đái tháo đường không nên ăn 8 loại trái cây này
Đái tháo đường: Ăn sáng thế nào để kiểm soát đường huyết?
Người bệnh đái tháo đường có được ăn khoai môn?
Dưới đây là những thói quen lành mạnh vào buổi sáng giúp theo dõi và kiểm soát bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) hiệu quả.
1. Theo dõi đường huyết
Việc kiểm tra đường huyết (lượng đường trong máu) vào mỗi buổi sáng nên là ưu tiên hàng đầu của những người đang sống chung với bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, một số mốc thời gian cần kiểm đường huyết bao gồm: Trước và sau bữa ăn, trước khi đi ngủ…
Lưu ý, cần ghi lại kết quả lượng đường trong máu vào một quyển sổ theo dõi để bác sỹ có thể xem lại và thực hiện thay đổi điều trị nếu thấy cần thiết.
2. Uống nước
Uống nước vào buổi sáng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó sẽ giúp bù nước cho cơ thể, làm sạch ruột và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nước còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giảm lượng calo vào cơ thể giúp giảm cân hiệu quả. Giữ được cân nặng hợp lý rất quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường.
3. Kiểm tra bàn chân
Đôi chân của người bệnh đái tháo đường thường dễ bị viêm loét, nhiễm trùng, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến hoại tử nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, cần phải kiểm tra bàn chân hàng ngày, kiểm tra ở đầu các ngón chân, hai bên bàn chân, gót chân và giữa các ngón chân.
Một số cách chăm sóc bàn chân:
- Không đi chân trần, kể cả khi đi vào nhà tắm.
- Rửa chân thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng.
- Giữ cho làn da chân khô trong suốt thời gian dài, nhất là giữa các ngón chân, nhiễm khuẩn có thể phát triển trên vùng da ẩm.
- Thường xuyên cắt móng chân nên ngâm bàn chân vào trong nước ấm để làm mềm móng trước khi cắt.
4. Đi bộ
Bắt đầu ngày mới bằng việc đi bộ có thể giúp giảm đường huyết, giảm cân, cải thiện tâm trạng, tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, nó cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư, đồng thời tăng tuổi thọ. Tập thể dục thường xuyên là một thói quen quan trọng để người bệnh sống tốt với đái tháo đường.
5. Ăn bữa sáng lành mạnh
Nhiều Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn nhiều chất béo lành mạnh và chất đạm trong bữa sáng có thể giúp giảm lượng đường huyết lúc đói, giảm chỉ số HbA1c (chỉ số phản ánh lượng đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng trước đó) và giúp kiểm soát cân nặng ổn định.
Lượng đường huyết thường cao hơn vào buổi sáng. Nguyên nhân là do gan luôn giải phóng đường suốt cả đêm. Ngoài ra, tình trạng kháng insulin cũng thường tăng lên vào thời điểm này. Do đó, người bệnh đái tháo đường không nên ăn quá nhiều chất bột đường trong bữa ăn sáng để ngăn ngừa đường huyết sau ăn tăng cao.
Người bệnh có thể ăn sáng bằng bún, phở (giảm 1/2 lượng bún phở, ăn nhiều thịt, rau, đậu…); Trứng rán ngải cứu, bánh mì kẹp trứng; Ngũ cốc (chọn mua loại ít ngọt, dành cho người giảm cân)…
Bình luận của bạn