Lần đầu tiên không tiêm vaccine được WHO đưa vào nhóm 10 mối đe dọa sức khỏe con người
4 vấn đề sức khỏe có thể khiến bạn bị béo phì
5 vấn đề sức khỏe thường gặp khi đi biển và cách phòng tránh
4 thói quen bạn nên nói lời tạm biệt để cải thiện sức khỏe
Những cách đơn giản giúp bạn giữ sức khỏe khi đi du lịch
Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu
Cứ 10 người trên thế giới thì có 9 người đang phải hít thở không khí ô nhiễm mỗi ngày. Năm 2019, ô nhiễm không khí được xem là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe. Các chất gây ô nhiễm trong không khí có thể xâm nhập vào hệ thống hô hấp và tuần hoàn, gây hại cho phổi, tim và não gây ra các bệnh như ung thư, đột quỵ, bệnh tim và phổi. Những căn bệnh này đang giết chết 7 triệu người mỗi năm. Khoảng 90% số ca tử vong này là ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Bệnh không lây nhiễm
Các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, ung thư và bệnh tim là nguyên nhân gây ra 70% các ca tử vong trên toàn thế giới (khoảng 41 triệu người). Trong 41 triệu người tử vong vì bệnh mạn tính không lây thì có 15 triệu người tử vong trong độ tuổi từ 30 đến 69. Năm yếu tố nguy cơ khiến các bệnh không lây nhiễm gia tăng trong thời gian gần đây là do: Sử dụng thuốc lá, không hoạt động thể chất, uống rượu bia, chế độ ăn uống kém lành mạnh và ô nhiễm không khí.
Ebola và các mầm bệnh đe dọa khác
Năm 2018, Cộng hòa Dân chủ Congo đã chứng kiến hai đợt dịch Ebola riêng biệt, cả hai đều lan sang các thành phố lớn. Dịch Ebola đã khiến rất nhiều người tử vong đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của các bệnh dễ lây nhiễm như Ebola, sốt xuất huyết, Zika, hội chứng MERS-CoVi và hội chứng (SARS)...
Đại dịch cúm toàn cầu
Theo WHO, thế giới có thể phải đối mặt với đại dịch cúm. Tuy nhiên, họ không biết chắc chắn khi nào nó xảy ra và mức độ nghiêm trọng của nó. Do vậy, WHO khuyến cáo mọi người nên tiêm vaccine cúm để bảo vệ bản thân khỏi cúm mùa.
Cuộc sống không đảm bảo
Hơn 1,6 tỷ người (khoảng 22% dân số toàn cầu) sống trong những khu vực hạn hán, đói, chiến tranh, xung đột và chuyển dịch dân số. Những người này thường không được tiếp xúc với các dịch vụ y tế cơ bản. Hiện nay, WHO đang tiếp tục làm việc tại các quốc gia này để tăng cường các hệ thống y tế giúp họ tiếp cận với nền y tế tốt hơn.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu yếu
Trào lưu anti-vaccine (chống tiêm chủng)
Việc do dự không tiêm vaccine hoặc từ chối tiêm phòng vaccine với nhiều lý do khác nhau là nguyên nhân khiến nhiều dịch bệnh quay trở lại. Theo thống kê của WHO, số ca mắc bệnh sởi trên toàn cầu đã tăng 30%. Lý do của sự gia tăng này một phần là do trẻ không được tiêm phòng.
Sốt xuất huyết
HIV
Năm 2018, Cộng hòa Dân chủ Congo đã chứng kiến hai đợt dịch Ebola riêng biệt, cả hai đều lan sang các thành phố hơn 1 triệu người. Một trong những tỉnh bị ảnh hưởng cũng nằm trong vùng xung đột hoạt động .
Điều này cho thấy bối cảnh dịch bệnh gây bệnh có nguy cơ cao như Ebola bùng phát là rất nghiêm trọng - những gì đã xảy ra trong các vụ dịch ở nông thôn trong quá khứ không phải lúc nào cũng áp dụng cho các khu vực đô thị đông dân hoặc các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột.Tại một hội nghị về Chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được tổ chức vào tháng 12 năm ngoái, những người tham gia từ các lĩnh vực y tế công cộng, thú y, giao thông và du lịch đã tập trung vào những thách thức ngày càng tăng của việc giải quyết các vụ dịch và khẩn cấp về sức khỏe ở khu vực thành thị . Họ kêu gọi WHO và các đối tác chỉ định năm 2019 là Năm hành động về sự chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe.
Kế hoạch R & D của WHOxác định các bệnh và mầm bệnh có khả năng gây ra tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng nhưng thiếu phương pháp điều trị và vắc-xin hiệu quả. Danh sách theo dõi nghiên cứu và phát triển ưu tiên này bao gồm Ebola, một số bệnh sốt xuất huyết khác, Zika, Nipah, hội chứng hô hấp Trung Đông coronavirus (MERS-CoV) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và bệnh X, cho thấy cần phải chuẩn bị cho một bệnh chưa biết mầm bệnh có thể gây ra một dịch bệnh nghiêm trọng.
Bình luận của bạn