12 dấu hiệu rối loạn nội tiết tố cảnh báo mãn kinh sớm

Rối loạn nội tiết tố làm thay đổi tâm trạng

Bỏng mặt vì trị nám bằng laser

Rối loạn nội tiết – "Thủ phạm" gây mất kinh, vô kinh

Rối loạn nội tiết – Kẻ thù tước đi quyền làm mẹ của người phụ nữ

Da xấu, mất ham muốn, viêm phụ khoa: Do rối loạn nội tiết!

Điều gì gây rối loạn nội tiết tố?

Có những giai đoạn gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể như thời kỳ mãn kinh hay mang thai. Uống thuốc tránh thai, hay các yếu tố lối sống như thức khuya, thiếu ngủ, thiếu dinh dưỡng, lười vận động cũng là những thủ phạm gây rối loạn nội tiết tố. Người mắc bệnh đái tháo đường hay có các vấn đề về tuyến giáp cũng là những trường hợp bị rối loạn nội tiết.

Nồng độ hormone estrogen suy giảm gây mất cân bằng nội tiết tố

12 dấu hiệu rối loạn nội tiết tố

Rối loạn giấc ngủ

Nhiều phụ nữ cảm thấy khó ngủ kéo dài. Đây có thể là do sự sụt giảm hormone progesterone trước khi có kinh nguyệt. Mức progesterone cũng giảm sau sinh con gây rối loạn giấc ngủ. Progesterone giúp cơ thể thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ. Khi nồng độ hormone này giảm xuống, bạn sẽ cảm thấy bồn chồn, khó ngủ, mất ngủ.

Mọc mụn

Mọc mụn cũng là dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố. Nếu bạn bị mọc mụn mãi không khỏi, có thể là do sự tác động của hormone testosterone – còn gọi là hormone nam. Testosterone kích thích sản xuất bã nhờn (dầu trên da), kết hợp với bụi bẩn, tế bào chết tích tụ trong lỗ chân lông gây mụn. Mức testosterone càng cao, da càng dễ nổi mụn trứng cá hơn.

Suy giảm trí nhớ

Bạn có bao giờ quên không nhớ ví để ở đâu, kính đặt chỗ nào, hoặc quên hẳn một cuộc hẹn với bạn bè? Nếu thường hay bị đãng trí như thế, chứng tỏ bạn đang gặp vấn đề về nội tiết tố. Rối loạn nội tiết tố kích thích hormone cortisol – hormone căng thẳng – tăng cao. Các nghiên cứu cho thấy, nồng độ cortisol tăng cao có thể ảnh hưởng lớn đến trí nhớ, giảm khả năng học tập hay làm việc.

Rối loạn tiêu hóa

Hormone căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Một số người bị căng thẳng thần kinh, đau đầu, số khác có thể cáu kỉnh, chẳng muốn làm gì. Một số người bị căng thẳng lại cảm thấy đau dạ dày.

Nhiều người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) cũng có nguyên nhân là do mức độ bất thường của hormone serotonin. Nồng độ hormone estrogen và progesterone cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.

Liên tục mệt mỏi

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, cần một giấc ngủ ngắn ngay lập tức, có thể bạn bị thiếu một hormone tuyến giáp. Hormone tuyến giáp kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể. Khi mức độ hormone này xuống thấp, sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khác như: Nhịp tim, tiêu hóa, hệ thần kinh.

Thay đổi tâm trạng

Hầu hết mọi phụ nữ trung niên, nhất là phụ nữ mãn kinh đều cảm thấy thay đổi tâm trạng, cảm thấy lo lắng trong những tình huống mà họ có thể xử lý được nếu bình tĩnh. Điều này có thể là do sự mất cân bằng nội tiết tố.

Tăng cân

Tuyến giáp và tuyến thượng thận bị trục trặc làm ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể, khiến tuyến tụy hiểu nhầm là cần lưu trữ chất béo, đặc biệt là phần bụng, quanh eo lưng. Chính vì thế, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh thường cảm thấy bị tăng cân, dù có ăn uống kiêng khem.

Đau đầu

Phụ nữ trung niên hay bị nhức đầu, đau nửa đầu thường xuyên. Đây có thể là do sự mất cân bằng nội tiết tố.

Bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm

Nếu bạn thường xuyên bị bốc hỏa có thể nội tiết tố trong cơ thể đang bị rối loạn do nồng độ hormone estrogen thấp dưới ngưỡng bình thường.

Khô âm đạo

Khi sắp mãn kinh, suy giảm hormone estrogen tác động lớn đến âm đạo, dẫn đến khô âm đạo, khó khăn khi quan hệ tình dục. Sử dụng chất bôi trơn hoặc sử dụng liệu pháp hormone thay thế có thể giảm bớt sự khó chịu này.

Thay đổi ở ngực

Khi nồng độ estrogen tăng cao có thể khiến ngực đau, có cục u, u xơ tử cung, u nang. Phụ nữ nằm trong số có nguy cơ cao nên đi kiểm tra vú định kỳ, chụp nhũ ảnh tầm soát hoặc có thể tự kiểm tra vú tại nhà để phát hiện những bất thường. Nếu thấy có gì đó đáng ngờ, hãy đi khám ngay!

Mất ham muốn tình dục

Mất cân bằng nội tiết tố có thể khiến phụ nữ bị mất hoặc suy giảm ham muốn tình dục. Liệu pháp hormone thay thế dạng thuốc, miếng, gel bôi hoặc dùng các loại thảo dược chứa estrogen thực vật sẽ giúp ích cho bạn.

Nếu bạn còn nghi ngờ không rõ những triệu chứng mình gặp phải có phải là rối loạn nội tiết tố hay không, hãy đi xét nghiệm máu để kiểm tra.

Trong trường hợp bị mất cân bằng nội tiết tố, bạn có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược và các hoạt chất sinh học như Pregenolone – tiền hormone sinh dục, kích thích cơ thể tự sản sinh các hormone đang thiếu hụt, giúp cân bằng “cội nguồn” nội tiết tố nữ.

An An H+ (Theo Healthyandnaturalworld)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết