- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Đừng nghĩ rằng chỉ người béo phì mới bị đái tháo đường!
5 thay đổi nhỏ cải thiện chế độ ăn cho người bị đái tháo đường
Giảm kháng insulin, ngăn ngừa đái tháo đường nhờ chế độ ăn lành mạnh
10 điều có thể bạn chưa biết về đái tháo đường type 2
Infographic: Làm sao để giảm chỉ số HbA1c một cách tự nhiên?
Dưới đây là 5 lầm tưởng về bệnh đái tháo đường mà nhiều người vẫn còn đang mắc phải:
Bạn có thể bị đái tháo đường do ăn quá nhiều đường?
Đây là một thông tin không chính xác. Trước hết, điều quan trọng là bạn phải biết phân biệt giữa các loại bệnh đái tháo đường khác nhau. Ở những người bị đái tháo đường type 1, cơ thể sẽ không thể sản sinh đủ insulin - một loại hormone cho phép cơ thể sử dụng đường để chuyển hóa thành năng lượng. Đái tháo đường type 1 là một bệnh tự miễn, do tế bào miễn dịch phá hủy các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy và ăn nhiều đường không phải nguyên nhân gây bệnh.
Với đái tháo đường type 2, cơ thể sẽ không thể sử dụng insulin đúng cách. Đây cũng là dạng đái tháo đường thường gặp nhất, với khoảng 90% người bệnh mắc đái tháo đường type 2. Nguyên nhân gây bệnh thường là do lối sống kém lành mạnh, tình trạng thừa cân, béo phì hoặc do chế độ ăn quá nhiều chất béo, carbohydrate và đường.
Ăn quá nhiều đường không hẳn là nguyên nhân gây đái tháo đường
Những người thừa cân, béo phì đều sẽ mắc đái tháo đường?
Đúng là nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 ở những người thừa cân, béo phì sẽ tăng gấp 2, thậm chí gấp 3 lần so với những người có cân nặng bình thường. Tuy nhiên, vẫn có 1/4 số người bị thừa cân có khả năng trao đổi chất bình thường và không có nguy cơ cao bị đái tháo đường. Trên thực tế, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường còn phụ thuộc vào yếu tố tuổi tác, di truyền hay lối sống…
Chỉ những người già mới bị đái tháo đường?
Bệnh đái tháo đường type 2 thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng trên thực tế, tất cả các độ tuổi đều có nguy cơ bị ảnh hưởng. Một nghiên cứu năm 2014 của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế đã chỉ ra rằng, có khoảng 500.000 trẻ em đang bị đái tháo đường type 1. Những người mắc đái tháo đường type 2 cũng đang ngày càng trẻ hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các trường hợp bị đái tháo đường type 2 ở trẻ em đã tăng lên gấp 5 lần so với 10 năm trước.
Người bệnh đái tháo đường sẽ phải tự tiêm insulin mỗi ngày?
Điều này không hoàn toàn đúng. Người bệnh đái tháo đường type 1 sẽ phải tự tiêm insulin hàng ngày vì cơ thể họ không thể tự sản sinh hormone insulin. Tuy nhiên, những người mắc đái tháo đường type 2, đặc biệt là những người mới mắc bệnh sẽ không phải tiêm insulin hàng ngày.
Ban đầu, cơ thể có thể khắc phục tình trạng kháng insulin bằng cách tạo ra nhiều hormone hơn. Tuyến tụy chỉ bị quá tải, giảm khả năng sản sinh insulin sau nhiều năm phát bệnh. Chỉ tới khi tuyến tụy không thể sản sinh đủ hormone insulin, hoặc những đợt ốm sốt nằm viện, nhiễm trùng, phẫu thuật, có biến chứng suy thận, men gan cao, người bệnh đái tháo đường type 2 mới phải tiêm insulin hàng ngày.
Không thể chữa khỏi bệnh đái tháo đường?
Đúng là người bệnh đái tháo đường type 1 sẽ phải dựa vào insulin suốt cuộc đời vì chưa có cách nào chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên điều này không đúng với người bệnh đái tháo đường type 2. Nguyên nhân gây bệnh thường là do lối sống ít vận động, thể trạng thừa cân, béo phì.
Do đó, nếu có chế độ ăn uống lành mạnh, vận động nhiều hơn, người bệnh đái tháo đường type 2 có thể “đẩy lùi” bệnh đái tháo đường.
Vi Bùi H+ (Theo Dw)
Bình luận của bạn