Bổ sung vitamin giúp làm giảm tình trạng táo bón hiệu quả
7 điều không nên làm khi đang bị táo bón
Nứt kẽ hậu môn do táo bón ở trẻ nhỏ: Hậu quả khó lường
9 biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón kéo dài
Bé đi vệ sinh ít, hay quấy khóc có phải bị táo bón?
Vitamin C
Vitamin C là một loại vitamin tan trong nước và dễ thẩm thấu trong hệ tiêu hóa. Trong hệ tiêu hóa, nó sẽ hút nước và làm phân mềm hơn. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều vitamin C có thể gây hại. Nó có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và co thắt dạ dày. Thậm chí, nó có thể làm cho tình trạng táo bón của bạn thêm tồi tệ hơn.
Theo Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH), giới hạn vitamin C mà một người lớn có thể bổ sung là 2.000mg. Đối với trẻ em dưới 18 tuổi là 400 - 1.800mg.
Vitamin B5
Vitamin B5 còn được gọi là acid pantothenic. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Acta Vitaminologica et Enzymologica, Dexpanthenol - một dẫn xuất của vitamin B5 có thể làm giảm táo bón hiệu quả. Nó kích thích hệ tiêu hóa của bạn, giúp quá trình di chuyển phân qua ruột một cách dễ dàng hơn.
Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến cáo, nhu cầu hàng ngày cho người lớn là 5mg vitamin B5/ngày; Phụ nữ cho con bú là 7mg/ngày; Trẻ em dưới 18 tuổi là từ 1,7 - 5mg/ngày.
Vitamin B9
Vitamin B9 còn được gọi là acid folic hoặc folate có thể giúp làm giảm táo bón bằng cách kích thích acid tiêu hóa. Nếu lượng aicd tiêu hóa của bạn ở mức thấp, bổ sung vitamin B9 sẽ làm tăng lượng acid này, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và di chuyển phân qua ruột già.
Các loại thực phẩm giàu vitamin B9 mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống bao gồm: Rau bina, đậu đen, ngũ cốc ăn sáng... Liều lượng vitamin B9 được NIH khuyến cáo là 1.000mcg vitamin B9/ngày; Trẻ em từ 1 - 18 tuổi là 300 - 800mcg/ngày.
Vitamin B12
Thiếu vitamin B12 có thể gây táo bón. Nếu tình trạng táo bón của bạn là do vitamin B12 ở mức thấp thì việc tăng lượng chất dinh dưỡng hàng ngày có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.
Bạn có thể ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B12 như: Gan bò, cá hồi, cá ngừ... Liều lượng được NIH khuyến cáo là ở người lớn là 2,4mcg vitamin B12/ngày; Trẻ em dưới 18 tuổi có thể dùng từ 0,4 - 1,8mcg/ngày.
Vitamin B1
Vitamin B1 còn được gọi là thiamine cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Khi mức vitamin B1 xuống thấp, quá trình tiêu hóa của bạn có thể bị chậm lại và điều này có thể dẫn đến táo bón.
Theo NIH, phụ nữ nên bổ sung khoảng 1,1mg vitamin B1/ngày; Nam giới là 1,2mg/ngày; Trẻ em từ 1 - 18 tuổi nên bổ sung từ 0,5 - 1mg/ngày.
Những ai không nên dùng vitamin để giảm táo bón?
Vitamin có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi dùng đúng liều lượng. Tuy nhiên, một số người không nên dùng một số loại vitamin nhất định vì chúng cũng có thể làm tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến các bác sỹ trước khi bổ sung các loại vitamin.
Những đối tượng không nên dùng vitamin để giảm táo bón bao gồm: Trẻ sơ sinh, những người có các bệnh về đường tiêu hóa và những người mắc các bệnh mạn tính khác.
Làm thế nào để phòng ngừa táo bón?
- Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc.
- Tập thể dục thường xuyên để kích thích hệ tiêu hoá và cải thiện khả năng di chuyển của phân.
- Giảm căng thẳng bằng các bài tập yoga, thiền định hoặc làm những công việc mà bạn ưa thích.
Lối sống lành mạnh có thể giúp bạn ngăn ngừa và điều trị táo bón. Nếu tình trạng táo bón kéo dài hơn 1 tuần, hãy đi khám để được chăm sóc kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác.
Bình luận của bạn