6 dưỡng chất giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát biến chứng tốt hơn

Bổ sung vitamin D, alpha-lipoic acid… có thể giúp bạn kiểm soát biến chứng tim mạch

Đái tháo đường type 2: Bạn cần biết gì về việc tiêm insulin?

Các loại trà giúp kiểm soát đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường uống trà có lợi ích và rủi ro gì?

Bảo vệ đôi bàn chân khỏi biến chứng thần kinh ngoại biên đái tháo đường

Theo chuyên gia dinh dưỡng Carol Haggans, cố vấn của Viện Y tế Quốc gia (Mỹ), dưới đây là 6 dưỡng chất giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát biến chứng tốt hơn:

Vitamin D

Thiếu hụt vitamin D trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ biến chứng suy thận, suy tim ở người bệnh đái tháo đường, 2 biến chứng chính của căn bệnh này. Ngoài ra, bổ sung vitamin D còn giúp người bệnh có xương khớp chắc khỏe hơn, đồng thời cải thiện chức năng insulin của các tế bào.

Người bệnh đái tháo đường có thể bổ sung vitamin D bằng cách ăn nhiều các loại cá, uống sữa… Bạn cũng có thể bổ sung vitamin D từ các loại thực phẩm chức năng phù hợp để kiểm soát biến chứng hiệu quả hơn.

Bổ sung vitamin D giảm nguy cơ biến chứng suy thận, suy tim cho người bệnh đái tháo đường

Nhiều chuyên gia khuyến cáo bổ sung vitamin D3 sẽ tốt hơn so với việc bổ sung vitamin D2. Theo khẩu phần dinh dưỡng khuyến nghị, những người trong độ tuổi từ 14 - 70 nên bổ sung 600IU vitamin D/ngày, trong khi đó những người trên 70 tuổi nên bổ sung 800IU vitamin D/ngày.

Probiotics

Bổ sung probiotics (hay các lợi khuẩn đường ruột) có thể giúp làm giảm nồng độ glucose và insulin cho người bệnh đái tháo đường. Theo đó, bổ sung probiotics có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, ngăn ngừa tình trạng nhiễm nấm… Đây đều là các biến chứng đái tháo đường thường gặp.

Thêm vào đó, bổ sung các lợi khuẩn đường ruột còn có thể giúp cải thiện chức năng insulin, cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Bổ sung probiotics giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho người bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường có thể ăn các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, bắp cải muối… để bổ sung lợi khuẩn đường ruột. Bạn cũng có thể trao đổi với bác sỹ về việc bổ sung một số chủng probiotics nhất định cơ thể còn thiếu, thông qua các loại thực phẩm chức năng.

Berberine

Tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, từ lâu berberine đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị đái tháo đường, cũng như các bệnh đường tiêu hóa khác.

Một nghiên cứu năm 2015 đã chỉ ra rằng, berberine có hiệu quả tương tự như metformin trong việc làm giảm nồng độ đường huyết. Theo đó, bổ sung berberine có thể giúp cải thiện chức năng insulin của tế bào, giúp ức chế gan sản sinh glucose và làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate tại ruột. Các nhà khoa học còn cho rằng bổ sung berberine có thể giúp cải thiện các biến chứng thần kinh, biến chứng thận cho người bệnh đái tháo đường.

Tuy nhiên, bạn không nên tự ý bổ sung berberine vì chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa khi bổ sung ở liều cao. Thông thường, các bác sỹ chỉ khuyên bổ sung 500mg berberine/lần, bổ sung 2 - 3 lần/ngày trong bữa ăn.

Melatonin

Người bệnh đái tháo đường cần có giấc ngủ ngon để duy trì sức khỏe tổng thể và kiểm soát đường huyết tốt hơn. Melatonin là hormone cần thiết cho giấc ngủ. Theo đó, nồng độ melatonin thấp có thể gây mất ngủ, tác động tiêu cực tới khả năng kiểm soát đường huyết.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Israel cho thấy, bổ sung 2mg melatonin (dạng phóng thích kéo dài) trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ có thể giúp người bệnh đái tháo đường giảm chỉ số HbA1c (lượng glucose gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu) sau 3 tuần.

Alpha-lipoic acid (ALA)

Alpha-lipoic acid là có thể làm tăng độ nhạy insulin của tế bào. Do có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, bổ sung alpha-lipoic acid có thể giúp chống lại các gốc tự do gây tổn thương tế bào, từ đó bảo vệ thành mạch máu cho người bệnh đái tháo đường.

Nhiều chuyên gia cho rằng bổ sung alpha-lipoic acid có thể giúp cải thiện biến chứng thần kinh đái tháo đường, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất này từ các thực phẩm như gan, rau chân vịt, bông cải xanh, củ dền, khoai tây, hoặc bổ sung từ các loại thực phẩm chức năng.

Magne

Khoáng chất này có thể giúp làm giảm lượng đường huyết, giúp thư giãn cơ bắp, giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ cho người bệnh đái tháo đường.

Theo khẩu phần dinh dưỡng khuyến nghị, một người trưởng thành nên bổ sung từ 320 - 420mg magne/ngày từ các loại rau lá xanh đậm, các loại quả mọng, các loại hạt và quả hạch, cá thu, chocolate đen…

Vi Bùi H+ (Theo Diabetesselfmanagement)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm hỗ trợ hiệu quả, giúp:
- Phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.
- Giảm và ổn định đường huyết.
- Giảm cholesterol máu.
Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết