7 lý do tại sao bạn bị hôi miệng và cách phòng ngừa

Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng

5 cách đơn giản giúp giảm hôi miệng tức thì

Súc miệng thường xuyên có giúp giảm hôi miệng?

Cách nào giảm hôi miệng và vệ sinh răng miệng an toàn?

Dùng nước súc miệng có cải thiện tình trạng hôi miệng?

Vệ sinh răng miệng kém

Theo chuyên gia dinh dưỡng Amanda Kruse - Làm việc tại Đại học Ball State (Hoa Kỳ), vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng. Vi khuẩn tích tụ quá mức trong khoang miệng sẽ phá vỡ những mẩu thức ăn bị mắc kẹt, tạo ra hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi.

Hãy đánh răng ít nhất 2 lần một ngày và cũng đừng quên làm sạch lưỡi. Bạn cũng cần vệ sinh răng giả thường xuyên, nên dùng răng giả đúng kích cỡ, và nên đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần.

Ăn những thực phẩm gây mùi

Tỏi, hành, hẹ... có thể gây ra tình trạng hôi miệng

Ăn tỏi có thể gây hôi miệng. Không chỉ phần sót lại của tỏi ở trong miệng gây ra mùi hôi mà các hợp chất của nó khi được tiêu hóa cũng có thể đi vào máu và được giải phóng ở phổi, thải ra ngoài qua hơi thở gây ra mùi hôi. Các loại cây cùng họ với tỏi như hành, hẹ, tỏi tây… cũng có tác động tương tự.

Bạn nên cân nhắc khi ăn các loại thực phẩm này, đặc biệt nên hạn chế trước khi đi phỏng vấn hay hẹn hò. Đánh răng hay dùng nước súc miệng cũng không làm biến mất hoàn toàn mùi hôi này, tuy nhiên bạn có thể thử uống sữa để trung hòa các hợp chất có trong tỏi, hành, hẹ…

Khô miệng

Nước bọt giúp loại bỏ một phần vi khuẩn và giữ cho miệng sạch sẽ. Khô miệng xảy ra một cách tự nhiên khi chúng ta ngủ, đặc biệt là ở những người há miệng khi ngủ. Điều này khiến hơi thở buổi sáng có mùi khó chịu. Ngoài ra, khô miệng cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Hãy uống nhiều nước để giữ nước cho cơ thể và ngăn ngừa khô miệng. Bạn cũng nên ăn nhiều trái cây, rau củ để tăng cường sản xuất nước bọt, và súc miệng giữa các bữa ăn (nhớ dùng loại nước súc miệng không chứa cồn, vì cồn có thể gây khô miệng và hơi thở có mùi). 

Trào ngược acid dạ dày

Hôi miệng có thể là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản, nó gây ợ hơi hoặc có vị kim loại/chua trong miệng, kèm theo hơi thở có mùi hôi. 

Điều trị trào ngược acid dạ dày sẽ giúp giảm hôi miệng. Để cải thiện các triệu chứng của trào ngược acid dạ dày, bạn nên tránh các loại thực phẩm như cà phê, nước có gas, chocolate, cà chua, cam quýt, rượu bia, đặc biệt tránh ăn quá nhiều trước giờ đi ngủ.

Chế độ ăn hạn chế carbohydrate (low-carb)

Chế độ ăn kiêng quá ít carbohydrate có thể gây ra mùi hôi

Những người thực hiện chế độ ăn hạn chế carbohydrate có thể bị hôi miệng. Điều này là do cơ thể họ tạo ra ketone. Theo chuyên gia Kruse, những ketone này được hình thành khi cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo để tạo năng lượng, khi không có đủ carbohydrate.

Chế độ ăn hạn chế carbohydrate có thể có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng nhìn chung, hầu hết mọi người nên tiêu thụ khoảng 55% lượng thức ăn hàng ngày từ carbohydrate. Nếu định thực hiện theo chế độ ăn kiêng nào đó, tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sỹ hoặc chuyên gia.

Uống nhiều rượu bia

Khi bạn uống rượu, các hợp chất trong rượu sẽ ngấm vào máu và được giải phóng vào phổi làm cho hơi thở có mùi. Đánh răng hay sử dụng nước súc miệng cũng không làm hết mùi khó chịu này. Uống quá nhiều rượu cũng dẫn đến khô miệng, góp phần gây ra mùi hôi miệng.

Bạn nên hạn chế rượu bia, nhớ ăn kèm thức ăn để làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào máu. Mất nước có thể gây hôi miệng, vì vậy, hãy nhớ uống nhiều nước khi uống bia rượu.

Có vấn đề về mũi

Viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi quá nhiều hay có đờm cũng có thể gây ra mùi khó chịu trong miệng.

Để giảm mùi hôi miệng, bạn nên điều trị các vấn đề này kịp thời. Uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy trong mũi, hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa để ngăn ngừa đờm.

Những điều nên làm khi bị hôi miệng:

- Nhai rau mùi tây hoặc lá bạc hà tươi sẽ giúp khử mùi và trung hòa mùi hôi miệng;

- Ăn nhiều trái cây, rau củ mỗi ngày. Trái cây và rau quả giòn có thể giúp tăng sản xuất nước bọt chống vi khuẩn trong miệng;

- Nếu hơi thở có mùi khó chịu đi kèm với các triệu chứng của bệnh tiêu hóa như đầy hơi, táo bón... bạn cần phải đi khám và kiểm tra sức khỏe, có thể bổ sung men vi sinh để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh tiêu hóa.

- Nhai kẹo cao su không đường để tăng tiết nước bọt, giảm hôi miệng.

Trịnh Tây H+ (Theo netdoctor)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp