Nếu bị chảy nước mắt liên tục thì cần hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa mắt
Liệu bạn có đang mắc phải hội chứng khô mắt?
Những cách khắc phục hội chứng khô mắt, mỏi mắt
Tắc lệ đạo ở trẻ
Giảm mỏi mắt, khô mắt khi phải làm việc với máy tính cả ngày cực dễ
Hội chứng khô mắt
Hội chứng khô mắt xảy ra khi các mô trong mắt bị khô do bụi hoặc do sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều... Khi mô mắt bị khô, hệ thống miễn dịch sẽ kích thích mắt tạo ra nước mắt hoặc chất bôi trơn để ngăn các mô mắt bị khô hoàn toàn. Điều này có thể khiến bạn liên tục bị chảy nước mắt. Ngoài chảy nước mắt, người bị khô mắt còn bị ngứa mắt, nháy mắt liên tục...
Chảy nước mắt, ngứa mắt là triệu chứng thường gặp khi bị khô mắt
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng dùng một số loại thuốc như thuốc kháng histamin (dùng khi mắc bệnh dị ứng), thuốc trị mụn trứng cá, thuốc chống trầm cảm, thuốc Parkinson... có thể gây khô mắt. Khô mắt có thể kích thích hệ miễn dịch tiết nước mắt.
Bệnh tự miễn
Một số bệnh tự miễn (bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch bắt đầu tấn công các tế bào khỏe mạnh) có thể khiến bạn bị chảy nước mắt dai dẳng.
Các bệnh tự miễn như hội chứng Sjogren có thể ảnh hưởng đến mắt và khiến mắt bị khô. Trong hội chứng Sjogren, màng nhầy của miệng và tuyến lệ của mắt thường bị ảnh hưởng đầu tiên – kết quả là người bệnh bị khô mắt và khô miệng.
Hội chứng Sjogren có thể gây khô mắt và khô miệng
Tắc lệ đạo
Nước mắt được mắt tiết ra thường xuyên để giúp đôi mắt luôn ẩm và giúp làm sạch các tạp chất xâm nhập vào mắt. Lượng nước mắt này được dẫn lưu thường xuyên xuống mũi bằng hệ thống lệ đạo. Do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, nhiễm trùng, lạm dụng mỹ phẩm mắt... mà các ống dẫn nước mắt này có thể bị tắc nghẽn. Khi ống dẫn nước mắt bị tắc, nước mắt sẽ không thoát được xuống mũi và chảy ra ngoài.
Dị ứng
Các yếu tố bên ngoài như phấn hoa, bụi, chất gây ô nhiễm, lông thú cưng... có thể gây dị ứng mắt ở một số người. Phản ứng dị ứng có thể làm cho các mô của mắt bị viêm. Điều này làm cho mắt tạo ra nhiều nước hơn và do đó bị chảy nước mắt liên tục. Dị ứng mắt thường kèm theo các triệu chứng như ngứa mắt, đỏ mắt...
Thuốc nhỏ mắt
Một số loại thuốc nhỏ mắt được bác sỹ kê đơn để điều trị các bệnh về mắt như nhiễm trùng mắt, khô mắt, tổn thương mắt, phẫu thuật mắt... có thể gây ra các tác dụng phụ như chảy nước mắt nhiều, mắt bị kích ứng.
Một số loại thuốc nhỏ mắt có thể gây chảy nước mắt
Nhiễm trùng mắt
Khi mắt bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus, chúng có thể gây ra một số triệu chứng như đỏ mắt, ngứa mắt, kích ứng mắt và thậm chí là chảy nước mắt nhiều. Nếu tình trạng nhiễm trùng mắt kéo dài, bạn có thể bị chảy nước mắt dai dẳng.
Bình luận của bạn