7 sai lầm thường gặp trong điều trị đái tháo đường

Những sai lầm khi điều trị có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn bạn tưởng

Giảm cân có lợi gì với người bệnh đái tháo đường type 2?

Trẻ bị đái tháo đường type 1, cha mẹ cần làm gì?

Những điều bạn nên biết về tình trạng tiền đái tháo đường

Những lời khuyên về chế độ ăn phù hợp cho người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là tình trạng làm suy yếu khả năng ổn định đường huyết của cơ thể. Nếu không được kiểm soát cẩn thận và liên tục, bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến sự tích tụ đường trong máu, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm, bao gồm đột quỵ, bệnh tim mạch.

Đái tháo đường có nhiều loại ví dụ như đái tháo đường type 2, đái tháo đường type 1, đái tháo đường thai kỳ hay ít phổ biến hơn như đái tháo đường monogen.

Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ

Nguyên nhân đái tháo đường type 2 là không rõ ràng, còn với bệnh đái tháo đường type 1, còn gọi là kháng insulin, nguyên nhân khá rõ ràng. Tình trạng kháng insulin thường là kết quả của một chu kì, bắt đầu từ gen hoặc môi trường khiến cơ thể không tạo ra đủ insulin để xử lý lượng glucose nạp vào, cơ thể phải tạo ra thêm insulin, tuyến tụy không đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất insulin trong khi lượng đường huyết luôn tăng cao, theo thời gian, hiệu quả ổn định đường huyết của Insulin bị giảm dần. Quá trình này diễn ra từ từ, đây là lý do vì sao các bác sỹ khuyên bệnh nhân thực hiện thay đổi lối sống để làm chậm hoặc đảo ngược lại quá trình này.

Tuy nhiên, trong việc kiểm soát đái tháo đường, đã có rất nhiều những sai lầm mà phần lớn người bệnh đang mắc phải.

Những sai lầm thường gặp

Không viết nhật ký đường huyết

Bệnh đái tháo đường yêu cầu cả bác sỹ và bệnh nhân bắt tay điều trị, các bác sỹ cần biết được quá trình ổn định đường huyết của bạn để có thể có biện pháp chữa trị tốt nhất. Bạn nên theo dõi, kiểm tra đường huyết 2 lần mỗi ngày và lưu giữ các con số trong sổ ghi chép, nó sẽ giúp các bác sỹ rất nhiều.

Không ăn carbohydrate

Suy nghĩ rằng carbohydrate được cơ thể chuyển hóa thành đường dẫn đến chế độ ăn quá ít carbohydrate và các chất dinh dưỡng có lợi cũng bị mất theo. Bạn nên biết rằng carbohydrate cũng có loại tốt và loại xấu. Việc cần làm là kiểm soát loại thức ăn mà bạn nạp vào cơ thể, hãy kiểm tra chỉ số đường huyết GI, nó sẽ cho bạn biết các loại thực phẩm khác nhau tác động như thế nào lên đường huyết của bạn.

Bỏ bữa

Bỏ bữa thậm chí còn làm tăng lượng đường trong máu của bạn nhiều hơn 

Khi bỏ bữa, cơ thể phải sử dụng glycogen tích trữ trong gan để bù đắp lượng đường huyết tạm thời bị thiếu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp của cortisol tăng lên từ sự căng thẳng của việc không ăn và glycogen thực sự có thể làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn một bữa ăn. Nồng độ cortisol cao (do căng thẳng gây ra) cũng có thể dẫn đến kháng insulin. Thay vì bỏ bữa, hãy ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, nó làm tăng sự trao đổi chất và đốt cháy chất béo tốt hơn.

Một ngày “gian lận”

Chế độ ăn của người đái tháo đường khá khắt khe, chúng giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu tuy nhiên với người bệnh, điều đó chẳng vui vẻ gì. Nhiều người nghĩ rằng khi đã đảm bảo thực hiện chế độ dinh dưỡng khắt khe cả tuần thì có thể “thả phanh” một ngày, tự thỏa mãn mình bằng những loại thực phẩm không mấy có lợi cho đường huyết sẽ không có vấn đề gì, tuy nhiên, nó làm mức độ đường trong máu tăng lên không thể kiểm soát.

Không trao đổi thường xuyên với bác sĩ

Bác sĩ cần biết lượng đường trong máu của bạn như thế nào, các triệu chứng và những điều bạn đang thực hiện ra sao. Bạn có thể sử dụng các biện pháp thay thế, bổ trợ, tuy nhiên hãy nói chuyện với bác sĩ để có thể giúp cho việc điều trị cân bằng, tránh các phản ứng bất thường.

Không tập thể dục đủ

Bạn có thể có đơn thuốc, có chế độ ăn uống lành mạnh, tuy nhiên cũng đừng quên tập thể dục. Tập thể dục giúp giảm lượng đường trong máu và cũng làm tâm trạng thoải mái hơn. Nó cũng tốt cho tuần hoàn của bạn, giúp ích khá nhiều trong việc kiểm soát đường huyết. Hãy ăn một bữa nhẹ trước khi tập thể dục để tránh đường huyết xuống quá thấp khi tập luyện.

Đái tháo đường có thể chữa được hoàn toàn

Tại thời điểm hiện tại, không có cách chữa bệnh đái tháo đường, bệnh chỉ có thể kiểm soát bằng cách ổn định đường huyết về ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, ngay cả khi đường huyết của bạn đang trong tầm kiểm soát, nó vẫn có thể tăng lên, vì vậy, hãy luôn chăm sóc bản thân và thực hiện lối sống lành mạnh. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược tự nhiên như khổ qua, dây thìa canh để giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả hơn và ngăn ngừa các các biến chứng đái tháo đường.

Trịnh Tây H+

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Số giấy phép QC: 00811/2018/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn – Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết