Nhận biết những bệnh ngoài da phổ biến trẻ thường mắc vào mùa hè

Mùa hè là thời điểm các mẹ phải chú ý cho con để phòng tránh các bệnh ngoài da.

Đã không bị thì thôi, nam giới bị mụn còn... ghê hơn nữ giới

Chiều tối 17/4, mưa đá có thể xuất hiện ở nhiều nơi

Vạch mặt hung thủ không ai ngờ khiến phái đẹp hay bị mụn

Mông mụn nhọt làm sao để diện bikini?

Bệnh tay chân miệng

Là một trong những bệnh rất nguy hiểm đối với bé. Ban đầu bé có biểu hiện sốt, sau đó, bé sẽ thấy đau miệng, xuất hiện những vết đỏ (nhưng không ngứa), phồng da ở bàn tay, bàn chân, có khi ở mông hoặc ở chân. Bệnh thường lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với đồ vật của người bệnh.

Thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh ngoài da có lây lan. Với những trẻ bệnh thủy đậu, khi nói, ho, hắt hơi, khóc… các virus sẽ phát tán trong không khí. Thậm chí trẻ chỉ cần tiếp xúc với dụng cụ học tập, đồ chơi, quần áo của bạn… có chứa virus gây bệnh là cũng thể bị lây bệnh.

Trẻ bị thủy đậu thường có các triệu chứng chính như là xuất hiện với các nốt ban gây ngứa và lan từ thân lên cổ, mặt và các chi. Kéo dài từ 7 đến 10 ngày, các nốt ban chuyển từ các nốt sưng màu đỏ sang các chỗ phồng rộp chứa dịch (mụn nước), khô đi và đóng vảy. Các mụn nước có thể xuất hiện trên miệng, da đầu, xung quanh mắt hoặc trên bộ phận sinh dục và có thể rất ngứa.

Thủy đậu thường không gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ. Đặc biệt, nếu đã bị 1 lần thì thường sẽ không bị nữa. Hầu hết trẻ chỉ cần điều trị ở nhà như nghỉ ngơi, uống thuốc để giảm ngứa, sốt hay những triệu chứng khác như bệnh cúm.

Chủng ngừa bằng vaccine là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh và giảm độ nặng của bệnh. Tiêm ngừa 2 liều để trẻ được bảo vệ tốt nhất. Hai liều vaccine thủy đậu là cần thiết cho trẻ.

Nổi mề đay

Vào mùa hè, ngoài rôm sẩy trẻ còn thường bị nổi mề đay. Đây là bệnh phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Biểu hiện bệnh là những mảng phù màu hồng hoặc đỏ nổi trên bề mặt da, ở mỗi vị trí khác nhau mụn lại có kích thước số lượng khác nhau.

Người mắc bệnh mề đay thường bị dị ứng bởi tiếp xúc với vật lạ qua da hoặc đường hô hấp, ăn uống, côn trùng, mỹ phẩm, thời tiết thay đổi hoặc một số trẻ bị nổi mề đay không rõ nguyên nhân. 

Bệnh mề đay thường mang đến cảm giác nóng rát, ngứa ngáy nhất là vào mùa hè nóng nực. Việc điều trị càng sớm càng tốt cho trẻ. Tuy nhiên, để điều trị hiệu quả bệnh thì cần phải tìm ra nguyên căn của bệnh và tùy vào mức độ của bệnh mà điều trị theo thuốc tây hoặc thuốc nam.

Mụn nhọt do mồ hôi

Mụn nhọt là một trong những bệnh ngoài da trẻ hay gặp. Là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh, chủ yếu do tụ cầu gây nên.

Biểu hiện ban đầu là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, giảm mức độ ăn ngủ.

Những trẻ cơ thể suy yếu, không đủ sức chống đỡ với vi khuẩn có thể bị nhọt liên tiếp; nhọt này vừa khỏi nhọt khác lại mọc lên, có khi gây ra các biến chứng nguy hiểm (viêm thận cấp, nhiễm khuẩn huyết...).

Nhọt mọc ở những vị trí đặc biệt như môi trên, cánh mũi có thể gây biến chứng nặng như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, đe dọa tính mạng người bệnh.

Rôm sảy

Biểu hiện của bệnh này thường rất dễ nhận thấy đó là trên cơ thể của trẻ rôm sảy mọc thành từng đám mẩn đỏ hay tập trung ở vùng da như ngực, trán, cổ, lưng…

Nguyên nhân: Do thời tiết nóng, tuyến mồ hôi bị chèn ép, tắc nghẽn nên không thoát ra ngoài được dẫn tới viêm da và nổi rôm sẩy. 

Ngoài ra, do trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh tuyến mồ hôi nên thường xuyên bị rôm sẩy khi thời tiết hanh khô nóng. Rôm sẩy thường nổi thành mảng ở vùng da tiết nhiều mồ hôi như ngực, đầu, cổ, lưng, trán, nách, bẹn. Khi nốt rôm bị tổn thương, chúng sẽ nổi mụn nước hoặc có mủ trắng gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát khó chịu. 

Để phòng ngừa bệnh, mẹ thường xuyên tắm và vệ sinh cho bé. Dùng các loại lá như rau diếp cá, lá kinh giới để tắm cho bé trong mùa hè nóng lực vừa phòng tránh cũng như chữa cho trẻ khỏi bị rôm sảy. Đưa trẻ vào nơi thoáng mát, lau khô mồ hôi, tắm rửa hoặc ít nhất cũng thay quần áo khác sạch sẽ hơn, cho trẻ uống nước. Không bôi phấn rôm trên da trẻ vì phấn rôm sẽ làm bít tắt đường thoát mồ dẫn đến ứ đọng mồ hôi tạo ra nhiều rôm hơn. Thường xuyên giữ cơ thể trẻ sạch sẽ thoáng mát, mặc quần áo chất liệu cotton để thấm hút mồ hôi, duy trì nhiệt độ phòng 27 - 28 độ để trẻ không cảm thấy nóng nực, ngột ngạt.

Viêm da do nhạy cảm ánh nắng

Làn da trẻ nhỏ rất nhạy cảm, nếu cha mẹ không phòng chống nắng cho trẻ có thể khiến con bị viêm da do tiếp xúc lâu với ánh nắng. Da sẽ nổi phồng rộp, sưng đỏ, bị đốm da, tàn nhang. Vì vậy, khi trẻ ra đường cần cho trẻ mặc quần áo dài, đeo khẩu trang, đội mũ rộng vành, kính mát để trẻ có thể bảo vệ làn da của mình.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần cho trẻ uống nhiều nước ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B, C để chống nắng tự nhiên. Có thể bôi kem chống nắng dành cho trẻ khi ra ngoài.

Cách phòng tránh bệnh cho trẻ vào mùa hè:

- Vào mùa nắng nóng bé dễ đổ mồ hôi. Do vậy, bạn nên chú ý chuẩn bị các loại khăn bông vải mềm để giúp bé thấm mồ hôi.

- Nên tắm cho bé thường xuyên hơn so với mùa lạnh nhưng không nên tắm quá nhiều lần. Nên cho bé tắm bằng nước ấm và sau khi tắm xong cần lau khô thật nhanh và thật kỹ cho bé.

- Bên cạnh kem chống nắng, các bạn cũng cần chú ý đến việc sử dụng các loại phấn bảo vệ da cho bé. Bạn cũng nên sử dụng các loại kem chống côn trùng cho bé, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sỹ.

- Chọn quần áo phù hợp mùa nóng. Cho bé mặc các loại quần áo vải bông nhẹ thoáng và sáng màu. Nên thay quần áo thường xuyên cho bé.

Ngoài ra, các bạn cũng thường xuyên cho bé uống nước trong ngày để đảm bảo lượng nước cung cấp đủ cho cơ thể các bé. Có thể cho bé ăn thêm các loại trái cây có tác dụng làm mát cơ thể. Và nên theo dõi các triệu chứng và kiểm tra da của bé thật cẩn thận. Không nên xem thường bất cứ dấu hiệu nhỏ nào. Khi thấy có những dấu hiệu đáng ngờ khó nhận biết cần đưa trẻ đi khám kịp thời.

Mun H+ (TH)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ