Nếu bị nhiễm trùng, người bị thủy đậu có thể bị sẹo vĩnh viễn trên da
Em bé bị thủy đậu, bố mẹ phải làm gì?
Những quan niệm sai lầm khi chữa thủy đậu cho con
Tắm lá chữa thủy đậu, bé trai 4 tháng tuổi bị nhiễm độc da toàn thân
Chăm sóc trẻ bị thủy đậu như thế nào?
Bột yến mạch
Thêm bột yến mạch vào bồn nước ấm. Ngâm mình trong bồn tắm từ 5 - 10 phút.
Baking soda, mật ong và giấm táo
Pha 1 thìa cà phê baking soda với một chút nước ấm để tạo hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp lên da và để khô. Lưu ý không áp dụng biện pháp này lên các vết thương hở.
Thoa một chút mật ong ấm lên vùng da bị nhiễm trùng. Để mật ong ngấm vào da trong ít nhất 15 phút hoặc cho tới khi khô. Bạn có thể áp dụng biện pháp này từ 2 - 3 lần/ngày, hoặc thêm mật ong vào các loại nước uống, trà… để tăng cường hệ miễn dịch khi bị thủy đậu.
Bạn có thể thêm 1 cốc giấm táo vào nước tắm, hoặc pha 2 - 3 thìa giấm táo với 1 cốc nước để thoa lên da. Lưu ý không thoa dung dịch giấm táo lên các vết thương hở.
Tinh dầu neem và dầu jojoba
Bạn có thể pha 15ml tinh dầu neem tinh khiết với 235ml dầu jojoba, sau đó cho hỗn hợp vào chai/lọ để dùng dần. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị ngứa từ 2 - 3 lần/ngày để giảm ngứa da khi bị thủy đậu.
Có chế độ ăn phù hợp
Nhiều người bị thủy đậu cũng hay bị sốt, cảm thấy buồn nôn và mất cảm giác thèm ăn. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách uống nhiều nước hơn, ăn nhạt và ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C, E, A và các chất chống oxy hóa.
Các thực phẩm mềm, giúp người bị thủy đậu nhanh hồi phục bao gồm: Nước hầm xương, súp, sinh tố rau củ, khoai tây nghiền, bột yến mạch, sữa chua…
Các biện pháp giảm đau tự nhiên
Dùng Aspirin khi bị thủy đậu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như hội chứng Reye. Thay vào đó, bạn có thể thử các biện pháp giảm đau tự nhiên như thêm muối Epsom, tinh dầu bạc hà vào nước tắm.
Bình luận của bạn