- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Có nhiều nguyên nhân gây co giật ngón tay bạn nên cảnh giác
Rối loạn vận động chậm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Thuốc mới mang tới triển vọng trong việc điều trị bệnh Parkinson
Chơi bóng bàn có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson
Những lưu ý giúp kiếm soát bệnh run tay hiệu quả
Dưới đây là 9 nguyên nhân gây co giật ngón tay thường gặp, cũng như các phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp:
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Co giật ngón tay có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Corticosteroid, isoniazid (một loại kháng sinh), succinylcholine (thuốc giãn cơ), flunarizine (một loại thuốc đối kháng calci), topiramate (một loại thuốc giúp điều trị bệnh động kinh), lithium (một loại thuốc tâm thần).
Nếu đang sử dụng các loại thuốc này và nghi ngờ tình trạng co giật ngón tay là do thuốc gây ra, hãy nói chuyện với bác sỹ để đề nghị giảm liều hoặc chuyển sang một loại thuốc thay thế khác.
Thiếu magne
Thiếu magne có thể gây ra chuột rút cơ bắp và run chân tay. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thiếu magne: Các rối loạn do uống nhiều rượu, ảnh hưởng của một số bệnh hoặc một số loại thuốc nhất định.
Triệu chứng cảnh báo bạn đang thiếu magne bao gồm: Chán ăn, buồn nôn/nôn mửa, mệt mỏi, thể trạng yếu. Thiếu magne nghiêm trọng có thể gây ra các triệu chứng như: Tê bì, ngứa ran, chuột rút, nhịp tim không đều, thay đổi tính cách, co giật…
Thiếu magne có thể dẫn tới thiếu calci và kali. Sự thiếu hụt các khoáng chất này rất có thể là nguyên nhân gây co giật ngón tay. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ để bổ sung thêm magne trong các loại thực phẩm chức năng nếu cần.
Thiếu magne có thể gây chuột rút, run tay chân
Thiếu vitamin E
Năm 2011, thế giới ghi nhận trường hợp một nam thanh niên trong độ tuổi 20 bị run tay và nửa thân trên. Người này cũng gặp phải một số triệu chứng như: Thay đổi dáng đi và tư thế, khó nói, suy giảm nhận thức… Các chuyên gia kết luận tình trạng run tay là do thiếu vitamin E, nhưng lưu ý rằng tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.
Phương pháp điều trị cho tình trạng rối loạn vận động không chủ định do thiếu vitamin E là bổ sung vitamin E liều cao qua đường uống. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện điều này dưới sự theo dõi của bác sỹ để được bổ sung đúng liều.
Hội chứng rung giật cơ lành tính
Những người mắc hội chứng rung giật cơ lành tính thường bị co giật cơ không chủ định, có thể xảy ra ở ngón tay.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng rung giật cơ lành tính. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2013 cho rằng tình trạng giảm hoạt động thần kinh ở các sợi thần kinh nhỏ dưới da và tuyến mồ hôi có thể liên quan tới hội chứng rung giật cơ lành tính.
Thông thường, hội chứng rung giật cơ lành tính không tiến triển thành các bệnh thần kinh vận động và không cần điều trị. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn có thể cho bạn dùng thuốc gabapentin, một loại thuốc tác động lên hệ thần kinh, hoặc các loại thuốc điều trị bệnh động kinh (như carbamazepine và phenytoin) để kiểm soát tình trạng co giật cơ.
Run vô căn
Run vô căn cũng có thể gây co giật ngón tay
Run vô căn là tình trạng run không tự nguyện, lặp đi lặp lại của một bộ phận trên cơ thể. Ở người mắc chứng run vô căn, các chuyển động xảy ra với tần số và lực đều đặn.
Chứng run vô căn là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng run tay, run cánh tay và co giật ngón tay, nhưng hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Run vô căn cũng có thể ảnh hưởng tới vùng đầu, giọng nói của bạn.
Run vô căn không ảnh hưởng tới tuổi thọ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống thường ngày của người bệnh.
Việc điều trị run vô căn có thể bao gồm việc dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc. Nếu sử dụng thuốc, các bác sỹ sẽ cho bạn dùng thử một vài loại thuốc với liều lượng khác nhau để tìm ra loại thuốc và liều lượng phù hợp nhất. Các loại thuốc điều trị run vô căn thường được sử dụng bao gồm: Propranolol, primidone, gabapentin, pregabalin…
Ngoài việc dùng thuốc, bạn có thể thử đeo các vật nặng ở tay để kiểm soát các cơn run. Nếu co giật ngón tay xảy ra do căng thẳng, các bác sỹ có thể đề xuất các kỹ thuật thư giãn, hạn chế caffeine… để giảm run vô căn.
Cường tuyến cận giáp
Có 4 tuyến cận giáp, nằm bên trong cổ. Các tuyến này có chức năng sản sinh hormone tuyến cận giáp, giúp tăng lượng calci trong máu.
Cường tuyến cận giáp xảy ra khi một hoặc nhiều tuyến cận giáp hoạt động quá mức. Điều này gây ra sự mất cân bằng calci và kali trong cơ thể, có thể dẫn đến co giật cơ, co giật ngón tay.
Phương pháp điều trị duy nhất với bệnh cường tuyến cận giáp là phẫu thuật để loại bỏ các tuyến cận giáp bị ảnh hưởng.
Một số loại thuốc như bisphosphonates và estrogen tổng hợp có thể làm giảm nồng độ calci hoặc các hormone tuyến cận giáp, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng đau xương, đau cơ bắp.
Hội chứng Tourette
Hội chứng Tourette là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi các cử động và phát âm không kiểm soát, lặp đi lặp lại. Các bác sỹ thường gọi chung các triệu chứng này là “tic”.
Những người mắc hội chứng Tourette có nhiều triệu chứng bắt đầu từ thời thơ ấu. Các cơn tic có thể xảy ra đột ngột, ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.
Hội chứng Tourette thường bắt đầu từ khi còn nhỏ
Các bác sỹ thường không kê đơn thuốc để điều trị hội chứng Tourette. Tuy nhiên, trẻ em có xu hướng đáp ứng tốt với các can thiệp hành vi để kiểm soát các cơn tic.
Trẻ mắc hội chứng Tourette có thể bị rối loạn tâm thần kèm theo và cần được điều trị thích hợp. Các rồi loạn tâm thần có thể bao gồm: Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn lo âu, rối loạn thách thức chống đối (ODD)…
Bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson là một thoái hóa thần kinh thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi. Người bệnh Parkinson có thể bị run chân tay, bắt đầu ở một bên của cơ thể và xấu dần đi theo thời gian.
Một số triệu chứng khác của bệnh Parkinson bao gồm: Tư thế xấu, đi lại khó khăn, chuyển động chậm chạp…
Việc điều trị bệnh Parkinson ban đầu sẽ dựa vào việc dùng thuốc levodopa, loại thuốc tổng hợp một loại acid amine cơ thể có thể chuyển đổi thành dopamine. Bổ sung levodopa giúp kiểm soát một số triệu chứng thiếu hụt dopamine.
Khi bệnh Parkinson tiến triển nặng hơn, bạn sẽ cần các phương pháp điều trị sâu hơn nữa. Các bác sỹ có thể kê đơn các loại thuốc sau đây cùng với levodopa:
- Các chất ức chế catechol-O-methyltransferase và các chất ức chế monoamin oxydase: Những chất này giúp làm chậm sự mất đi của dopamine và làm tăng hiệu quả của thuốc levodopa.
- Thuốc tác động lên thụ thể acetylcholine: Loại thuốc này giúp giảm co giật và cứng cơ.
- Bác sỹ cũng có thể kê đơn thuốc ropinirole hoặc pramipexole để tiếp tục kích hoạt các thụ thể dopamine trong não.
Xơ cứng teo cơ một bên (ALS)
Xơ cứng teo cơ một bên là một rối loạn thần kinh vận động tiến triển có thể gây co giật ngón tay. Ở giai đoạn đầu, xơ cứng teo cơ một bên có thể gây co giật cơ ở tay hoặc cánh tay. Theo thời gian, người bệnh có thể bị suy cơ, lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Việc nhai nuốt, nói và thở có thể bị ảnh hưởng khi bệnh tiếp tục tiến triển.
Một số triệu chứng phổ biến của xơ cứng teo cơ một bên bao gồm: Co giật cơ, chuột rút, căng cơ và cứng cơ, suy cơ, khó nói, khó nhai hoặc nuốt.
Hiện tại vẫn chưa có cách chữa trị xơ cứng teo cơ một bên. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc điều trị có thể bao gồm việc dùng các loại thuốc như riluzole, edaravone.
Bị co giật ngón tay, khi nào cần đi khám?
Ở những người trẻ, khỏe mạnh, co giật ngón tay có khả năng là một triệu chứng của làm việc quá mức. Thông thường, điều này bắt nguồn từ việc thường xuyên sử dụng điện thoại di động, máy tính...
Nếu tình trạng co giật vẫn tiếp tục mà không có nguyên nhân rõ ràng, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày hoặc chất lượng cuộc sống, hãy đi khám để được kiểm tra, loại trừ các chứng rối loạn thần kinh.
Mặc dù co giật ngón tay có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nhiều chuyên gia thần kinh cho biết, xuất phát điểm của triệu chứng run rẩy, co giật là do tổn thương, thoái hóa hay rối loạn chức năng các tế bào thần kinh trong não. Điều này dẫn đến quá trình truyền tín hiệu thần kinh - cơ bị gián đoạn, gây run. Vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, nhiều chuyên gia khuyến khích việc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ giảm run chứa thiên ma, câu đằng.
Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các hoạt chất sinh học trong các thảo dược thiên ma, câu đằng có vai trò tương tự tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng và làm ổn định tính dẫn truyền, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa, lão hóa não, giúp giảm co giật ngón tay, run tay và phục hồi lại khả năng vận động của cơ thể.
Vi Bùi H+ (Theo Medicalnewstoday)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giải pháp hỗ trợ giảm run chân tay do nhiều nguyên nhân.
Với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện giúp hỗ trợ giảm run tay chân (run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy, nói run run…) và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.
Sản phẩm phù hợp cho người bị Parkinson, run vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn