Không chỉ thuốc lá mới có thể gây ung thư phổi, thức ăn nhiều đường bột cũng có tác hại tương tự
Nhờ hơi thở phát hiện bệnh ung thư phổi
Ung thư phổi giai đoạn 4 vẫn khoẻ re nhờ ăn thực phẩm thô
Đường thở "kêu cứu" vì không khí ô nhiễm
Nhà ở gần công ty thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi không?
Nếu ăn quá nhiều đường, lượng đường dư thừa được gan chuyển hóa thành mỡ tích tụ dưới da, đặc biệt là ở vùng bụng. Do đó, những người ăn nhiều đường thường có "vòng eo bánh mỳ", mắc bệnh béo phì và thậm chí là ung thư phổi.
Hơn 150.000 người ở Mỹ dự kiến sẽ tử vong vì ung thư phổi vào năm 2016, theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Mỹ. Trong khi đó ở Anh có khoảng 45.525 trường hợp mới của ung thư phổi được chẩn đoán mỗi năm, hơn 35.000 người tử vong.
Được thực hiện trên 1.905 bệnh nhân, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện nguy cơ cao ung thư phổi xuất hiện ở những bệnh nhân ăn thực phẩm có GI cao. Nguyên nhân là do khi lượng đường trong máu tăng lên, insulin cũng phải tăng lên tương ứng khiến cho một loại hormone tăng trưởng khác trong cơ thể (IGFs) cũng tăng lên nhanh chóng. IGFs được biết đến là một yếu tố gây ung thư phổi.
Để phòng ung thư do đường huyết tăng, người bệnh cần biết cách tiêu hao lượng đường đã ăn vào bằng tập thể dục và vận động thường xuyên. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần phân biệt các loại thực phẩm có GI cao, thấp và trung bình dưới đây:
- Các thực phẩm có chỉ số đường huyết = 70 (cao): Bánh mỳ trắng 100; Gạo trắng, miến, bột sắn: 83; Gạo giã dối, mì: 72; Dưa hấu 72; Đường kính: 86; Khoai bỏ lò: 135.
- Các thực phẩm có chỉ số đường huyết từ 50-70 (trung bình): Chuối, táo 53; Cam 66; Soài 55; Sữa chua 52; Bánh quy 55 - 56; Khoai lang 54; Khoai sọ 58; Sắn 50; Củ từ 51.
- Các thực phẩm có chỉ số đường huyết <50 (thấp): Cà rốt 49; Đậu hạt 49; Đậu tương 18; Lạc 19; Anh đào 32; Mận 24; Nho 43, Thịt các loại, rau các loại >20.
Bình luận của bạn