Chóng mặt mỗi lần đúng lên ngồi xuống là biểu hiện khí huyết suy
Huyết áp thấp: Thủ phạm gây chóng mặt, buồn nôn
Vì sao bột ngọt gây tê mỏi, chóng mặt sau khi ăn?
Vì sao ăn nhiều trứng muối lại mệt mỏi, đau đầu?
Đau đầu, chóng mặt có phải thiểu năng tuần hoàn não?
Theo Đông y, có thể dùng đương quy, hương phụ sắc lấy nước uống.
Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa, Hội Dược liệu TP HCM, một số bài thuốc Đông y sau có thể hạn chế tình trạng xây xẩm mặt mày khi đứng lên ngồi xuống.
Bài 1:
Đương quy: 30gr, hương phụ: 20gr, sắc cùng một lít nước. Khi nước cạn còn 300ml chia thành 2 phần uống trong ngày. Uống chừng 3 - 5 ngày thì triệu chứng chóng mặt này sẽ thuyên giảm. Nên duy trì uống trong vòng 7 - 15 ngày để hiệu quả cao.
Theo Đông y, khí huyết suy biểu hiện chóng mặt, huyết áp thấp thường xảy ra trong hoặc sau khi hành kinh. Tốt nhất là nên uống trước thời kỳ hành kinh. Hương phụ có tác dụng hành khí giúp khí huyết lưu thông, đương quy có tác dụng bổ huyết.
Bài 2:
Tứ vật thang có tác dụng bổ huyết với 4 vị gồm xuyên khung, đương quy, bạch thược, thục địa. Ngoài ra, thang bổ khí huyết bát trân thang gồm 8 vị gồm 4 vị ở tứ vật thang và tứ quân thang là sâm các loại, phục linh, bạch truật, cam thảo.
Các vị thuốc này sử dụng liều lượng 6 - 20gr mỗi loại, sắc cùng một lít nước và để cạn còn 300ml uống ngày 2 - 3 lần. Tùy biểu hiện bệnh và thể trạng của từng người mà có thể gia giảm hoặc thay đổi liều lượng vị thuốc cho phù hợp.
Bình luận của bạn