- Chuyên đề:
- Xơ vữa động mạch
Bệnh nhân có thể ngăn ngừa cơn đột quỵ nếu được can thiệp sớm khi hẹp động mạch cảnh.
Làm thế nào phòng ngừa tái hẹp mạch vành sau đặt stent?
Làm sao để phát hiện bệnh mạch vành?
Bị bệnh mạch vành, quan hệ tình dục có nguy hiểm?
Đau ở ngực có phải là biểu hiểu hiện của bệnh mạch vành không?
Chủ quan nên gây họa
Thời gian gần đây ông Nguyễn Văn Đức, 65 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội thường xuyên cảm thấy chóng mặt. Mới đầu ông nghĩ có lẽ do thiếu máu nên cũng bỏ qua, cho đến một hôm ông bị ngã cầu thang do chóng mặt.Tại bệnh viện, các bác sỹ phát hiện ông bị hẹp động mạch cảnh trái, phải đặt stent để thông mạch. Sau một thời gian điều trị, ông không còn chóng mặt nữa.
Còn trường hợp của bệnh nhân Lê Văn Thủy (60 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng hôn mê sau khi bị ngã trong nhà tắm. Kết quả chụp cộng hưởng từ phát hiện ông bị đột quỵ não mà nguyên nhân là do hẹp động mạch cảnh. Theo con ông Thủy, trước đó, ông đã có lần choáng, ngất, tuy nhiên, khi đi khám lại được chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não.
Theo PGS.TS Lê Văn Trường - Chủ nhiệm khoa Chẩn đoán và Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết: “Nhiều bệnh nhân chủ quan vì nghĩ đơn giản đó là một trong các triệu chứng của nhiều bệnh lành tính như rối loạn tiền đình, thiếu máu não… Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như nam giới lớn tuổi, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, có bệnh mạch vành, hút thuốc lá thì tình trạng chóng mặt có thể là triệu chứng của bệnh động mạch cảnh hay động mạch cột sống”.
Phát hiện sớm để ngừa tai biến
Theo các bác sỹ, nguồn gốc hẹp động mạch cảnh là do xơ vữa động mạch, thường xuất hiện những nhánh rẽ động mạch cảnh lan lên trên. Nếu tỷ lệ hẹp dưới 50% thì cơ thể không thể hiện triệu chứng.
Khi có triệu chứng hoa mắt, chóng mọi người cần đi gặp ngay bác sỹ
Các phương pháp chẩn đoán hẹp động mạch cảnh: Siêu âm là biện pháp đầu tiên cần làm cho mọi bệnh nhân nghi ngờ có bệnh động mạch cảnh, tiếp theo có thể lựa chọn giữa phương pháp chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA) hoặc chụp CT đa lớp cắt (MSCT) để đánh giá toàn thể hệ thống động mạch trong và ngoài sọ, cuối cùng là chụp mạch số hóa xóa nền DSA để can thiệp điều trị (đây là phương pháp đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng lòng mạch, được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh mạch máu).
Điều trị hẹp động mạch cảnh như thế nào?
Không có thuốc làm giảm tình trạng hẹp động mạch cảnh, mà chỉ có thuốc phòng ngừa sự hình thành cục máu tại vị trị hẹp động mạch cảnh với mục đích đề phòng tai biến mạch máu não trên bệnh nhân mắc chứng hẹp động mạch cảnh. Điều trị phẫu thuật chỉ là loại bỏ mảng xơ vữa nhằm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não tại một nhánh động mạch chứ không thể phòng ngừa sự thiết lập các mảng xơ vữa tại các nhánh động mạch khác hoặc tái xơ vữa tại chính vị trí đó.
Để phòng ngừa, các bác sỹ khuyến cáo bệnh nhân phải cố gắng giảm và loại bỏ những yếu tố nguy cơ (nếu có) như điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bỏ thuốc lá, tránh béo phì. Đồng thời cũng nên sống gần gũi với thiên nhiên, vận động nhiều, tập thể dục đều đặn… Với những người thuộc nhóm nguy cơ hoặc cao tuổi nên kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ để tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời.
Hiện nay, việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên như bồ hoàng, đỏ ngọn, hoàng bá, sơn tra… có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành hiệu quả. Không chỉ có khả năng làm hạ cholesterol, giảm lipid máu, những hoạt chất sinh học này còn có tác dụng chống viêm, ức chế quá trình oxy hóa tế bào, ngăn ngừa nguy cơ làm tổn thương thành động mạch, từ đó sẽ hạn chế được sự hình thành và phát triển của mảng xơ vữa, là nguyên nhân chính gây nên bệnh tim mạch.
Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, các vị thảo dược này đã được nghiên cứu và bào chế dưới dạng thực phẩm chức năng để giúp người bệnh sử dụng dễ dàng hơn, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng của bệnh mạch vành.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Bình luận của bạn