Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Bệnh Parkinson là bệnh rối loạn vận động thường gặp ở người cao tuổi

Parkinson: Căn bệnh kép của người già

Trầm cảm làm gia tăng nguy cơ mắc Parkinson

Chiếc bút dành riêng cho bệnh nhân Parkinson

Tỏi có tác dụng tốt với bệnh nhân Alzheimer và Parkinson

Bệnh Parkinson là gì?

Parkinson được đặt theo tên vị bác sỹ người Anh James Parkinson – người đầu tiên mô tả chính xác triệu chứng của căn bệnh này vào năm 1817. Ba triệu chứng chính của Parkinson là: Run khi nghỉ ngơi (thường bắt đầu ở một tay), cứng khớp và di chuyển chậm chạp.

Theo thống kê, bệnh Parkinson ảnh hưởng đến khoảng 1 triệu người Mỹ và Canada, nam giới mắc nhiều hơn phụ nữ. Đây là một rối loạn có tính tiến triển, tức là trở lên trầm trọng hơn theo thời gian. 

Nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson xảy ra khi lượng dopamine trong trung khu vận động của não bị thiếu hụt. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện khi 70% lượng dopamine trong não bị mất đi. Nhưng cho đến nay các nhà khoa học cũng chưa tìm được lời giải thích vì sao các tế bào sản xuất ra dopamine lại bị chết đi hàng loạt. Nhiều giả thiết cho rằng nó có liên quan đến gene hoặc yếu tố môi trường. Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu, họ thấy những người mắc bệnh Parkinson do yếu tố gene là rất hiếmNhiều bằng chứng cho thấy yếu tố môi trường có thể gây ra cái chết hàng loạt của các tế bào sản xuất dopamine.

Yếu tố môi trường liên quan đến các chất độc xung quanh bạn và tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Các nhà khoa học nghĩ nhiều đến lượng hóa chất còn dư tồn trong thực phẩm (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ) hay hóa chất dùng trong công nghiệp. Những người trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất độc hại là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Mới đây, các nhà khoa học còn có một số bằng chứng cho thấy, bệnh Parkinson còn có nguyên do từ bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn đang cần mở rộng quy mô nghiên cứu trước khi được công bố chính thức.

Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh tham gia kiểm soát hoạt động của cơ bắp, vì thế, khi bị Parkinson, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc vận động. Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới tâm trạng, giấc ngủ và làm cho giọng nói nhỏ dần, sức nghe kém…

Bệnh Parkinson ảnh hưởng đến chức năng vận động

Chẩn đoán bệnh Parkinson

Chưa có phương pháp xét nghiệm máu đặc hiệu nào có thể phát hiện chính xác bệnh Parkinson. Một số phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh như chụp cộng hưởng từ, chụp quét não, chụp CT, được sử dụng để chẩn đoán bệnh Parkinson phân biệt với các bệnh khác có cùng triệu chứng run nhưng khó phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Gần đây, FDA  đã thông qua một kỹ thuật gọi là chụp ảnh DaTscan, mà có thể giúp tăng độ chính xác của chẩn đoán của bệnh Parkinson. Nhưng về cơ bản, bệnh parkinson được chẩn đoán chủ yếu dựa trên triệu chứng, tiền sử bệnh và kết quả khám thần kinh chi tiết, hoặc bệnh đáp ứng với thuốc điều trị levodopa.

Bệnh Parkinson có thể chữa khỏi không?

Các phương pháp hiện tại như vật lý trị liệu, phẫu thuật, dùng thuốc … chỉ có thể làm giảm triệu chứng chứ không thể chữa khỏi bệnh Parkinson. Tuy nhiên, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học, trong tương lai không xa, căn bệnh này sẽ bị đẩy lùi hoàn toàn.

Làm thế nào để sống chung với bệnh Parkinson?

Người bệnh Parkison hoàn toàn có thể sống năng động và độc lập nếu áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, duy trì chế độ tập luyện tốt nhất có thể và sử dụng một “mạng lưới” những người hỗ trợ khi cần thiết. Luôn luôn cập nhật các thông tin mới, tích cực chia sẻ với bạn bè, người thân là cách tốt nhất để có được một cuộc sống bình thường như những người khỏe mạnh!

Kim Chi H+

Trong khi chờ đợi những phương pháp điều trị bệnh Parkinson hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện để tăng hiệu quả trong điều trị: Giảm dần tình trạng run và cải thiện chất lượng sống.

sản phẩm của Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: Số 19A, ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 04.3775.9865

 *Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin do nhà sản xuất/phân phối cung cấp và chịu trách nhiệm
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 494/2013/TNQC-ATTP


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh