- Chuyên đề:
- Suy tim
Suy tim là bệnh mạn tính nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng của bạn
Tại sao người bệnh tim mạch, người bị suy tim không nên ăn nhiều muối?
Người bị mỡ máu cao cần uống thuốc gì để kiểm soát mỡ máu?
Tăng huyết áp uống thuốc không hạ: Nguyên nhân do đâu?
Tập thái cực quyền giúp cải thiện sức khỏe tinh thần cho người bệnh tim
Suy tim là gì, có dấu hiệu, triệu chứng gì cảnh báo?
Suy tim (hay suy tim sung huyết) là bệnh mạn tính xảy ra khi tim không thể bơm máu hiệu quả, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu trao đổi chất trong cơ thể. Trái tim bị suy yếu có thể làm giảm lưu thông máu tới các tế bào, từ đó gây ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày như đi bộ, leo cầu thang, bê vác các vật nặng… Nguy hiểm hơn, suy tim nghiêm trọng có thể là nguyên nhân dẫn tới tử vong ở nhiều người bệnh.
Bệnh suy tim phổ biến hơn ở người cao tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh cũng ngày một tăng do các yếu tố nguy cơ như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, nhiễm virus gây viêm cơ tim… cũng có xu hướng tăng lên. Do đó, người trẻ không nên bỏ qua các dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo suy tim như hay thiếu năng lượng, hụt hơi, hay nhầm lẫn, sưng phù bàn chân…
Bạn không nên bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo suy tim như hay hụt hơi, sưng phù bàn chân...
4 giai đoạn bệnh suy tim bạn cần chú ý
Hiệp hội Tim mạch (Mỹ) và Hội Tim mạch học (Mỹ) đã đề xuất phân thành 4 giai đoạn bệnh suy tim. Theo đó, giai đoạn 1 và 2 bao gồm những người chưa có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào cảnh báo bệnh suy tim, cũng chưa được chẩn đoán bệnh.
Giai đoạn 1 bao gồm những người “có nguy cơ cao” mắc bệnh suy tim do có các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, tăng huyết áp nhưng không mắc bệnh tim thực thể. Giai đoạn 2 bao gồm những người đã mắc các bệnh tim thực thể, nhưng chưa biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh suy tim.
Dù chưa thực sự mắc bệnh suy tim, các chuyên gia vẫn quyết định sắp xếp các giai đoạn này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phòng ngừa bệnh. Tiếp theo đó, giai đoạn 3 bao gồm những người đã có triệu chứng bệnh suy tim. Giai đoạn 4 sẽ bao gồm những người đã có các triệu chứng nghiêm trọng, cần được điều trị đặc biệt.
Việc quản lý bệnh trong giai đoạn 1 sẽ bao gồm thay đổi lối sống lành mạnh hơn, ví dụ như bỏ thuốc lá, tập thể dục đều đặn… kết hợp với kiểm soát bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao bằng thuốc.
Người bệnh trong giai đoạn 3 sẽ cần được điều trị suy tim bằng thuốc (có thể là thuốc chẹn beta, thuốc hạ nhịp tim), thăm khám thường xuyên để nhanh chóng có kế hoạch điều trị phù hợp khi bệnh chuyển biến xấu sang giai đoạn 4. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh suy tim cũng được khuyên nên hạn chế ăn nhiều muối, không uống quá nhiều nước để kiểm soát bệnh hiệu quả.
Khi chuyển sang giai đoạn 4, người bệnh suy tim có thể cần phải ghép tim hoặc cấy ghép thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD). Theo đó, ghép tim được coi là “tiêu chuẩn vàng” để điều trị suy tim giai đoạn nặng. Tuy nhiên, do thường xuyên thiếu nguồn hiến tặng phù hợp, việc ghép tim không phải lúc nào cũng có thể được thực hiện.
Không giống như ghép tim, phẫu thuật cấy ghép LVAD có được thực hiện mà không cần thời gian chờ đợi. Tỷ lệ sống sót của người bệnh sau khi cấy ghép thiết bị này cũng đã được cải thiện đáng kể trong nhiều năm qua. Các nhà khoa học đánh giá, với sự tiến bộ của công nghệ, phương pháp cấy ghép LVAD đang ngày càng được cải thiện, cả về hiệu quả lẫn giá cả.
Vi Bùi H+ (Theo Ndtv)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - giúp tăng cường chức năng tim cho người bệnh tim mạch
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn