- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Thay đổi chế độ dinh dưỡng sẽ giúp bạn cải thiện các vấn đề túi mật tốt hơn
7 dấu hiệu cảnh báo bạn bị sỏi mật
Đau bụng, đầy hơi sau khi ăn có thể cảnh báo bệnh túi mật
Viêm tụy cấp do sỏi mật: Liệu có cần cắt bỏ túi mật?
Một vài quan niệm sai lầm về các vấn đề túi mật
Hạn chế các thực phẩm gây dị ứng
Một số thực phẩm gây dị ứng như các sản phẩm từ sữa, đường, gluten, ngô, đậu nành… có thể là nguyên nhân gây nên sỏi mật.
Nguyên nhân là do dị ứng thực phẩm khiến các tế bào ruột sản sinh ít cholecystokinin - hormone kích thích giải phóng dịch mật, làm tăng cao nguy cơ sỏi mật.
Tăng tiêu thụ thực phẩm hữu cơ
Các thực phẩm hữu cơ rất tốt cho tiêu hóa, đặc biệt là túi mật
Thực phẩm hữu cơ chứa ít thuốc trừ sâu độc hại. Đặc biệt, glyphosate - một hợp chất trong các loại thuốc trừ sâu có thể làm suy giảm các khoáng chất cần thiết hỗ trợ hoạt động của các enzyme trong cơ thể.
Chính vì vậy, thiếu các khoáng chất cần thiết có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa, đặc biệt là túi mật.
Ăn các món dùng nước hầm xương
Nước hầm xương có chứa nhiều amino acid quan trọng như proline và glycine, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, bảo vệ thành ruột khỏi các tác nhân gây bệnh. Củng cố hệ tiêu hóa là một cách giúp túi mật hoạt động hiệu quả hơn.
Nước hầm xương có nhiều chất dinh dưỡng giúp túi mật hoạt động tốt
Bổ sung mật bò trong chế độ ăn
Bổ sung mật bò sẽ giúp người bệnh túi mật, đặc biệt những người đã phẫu thuật cắt túi mật tiêu hóa chất béo tốt hơn. Khi mới sử dụng mật bò, bạn có thể gặp một số triệu chứng đau túi mật nhẹ (đau ở ngực trên, bên phải; đau giữa hai xương bả vai) nên tốt nhất chỉ bổ sung 125mg/bữa ăn.
Khi đã quen với mật bò, bạn có thể tăng liều dùng lên 500mg. Hãy trao đổi thêm với bác sỹ về cách bổ sung và liều bổ sung phù hợp nhất với cơ thể.
Bổ sung acid dạ dày, enzym tiêu hóa
Người bệnh túi mật nên trao đổi với bác sỹ nếu bạn cần bổ sung acid dạ dày, enzym tiêu hóa như Betain HCl hoặc Pepsin để hỗ trợ tiêu hóa.
Ngoài ra, bổ sung các thực phẩm giàu probiotic (các lợi khuẩn đường ruột) như sữa chua, kimchi, bắp cải muối… cũng có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa cho người bệnh túi mật.
Chú ý một số thực phẩm giàu oxalate
Sỏi mật hình thành có thể là một dấu hiệu cho thấy lượng calci trong cơ thể bạn đang ở mức cao. Khi này, các tinh thể calci oxalate có thể hình thành, gây nên sỏi mật (dù sỏi mật dạng này không phổ biến bằng sỏi mật cholesterol). Bên cạnh đó, hàm lượng calci cao khiến cơ thể phải lấy magne từ tuyến thượng thận để giữ cân bằng trong cơ thể, về lâu dài sẽ gây suy thượng thận, các vấn đề tuyến giáp và các rối loạn tiêu hóa khác.
Tốt hơn hết, người bệnh túi mật nên chú ý không bổ sung quá nhiều các thực phẩm giàu oxalate như lúa mì, đậu nành, lạc, cải thìa, khoai lang… trong chế độ ăn hàng ngày.
Bạn cũng nên chú ý giảm lượng calci, natri; tăng bổ sung kali trong chế độ ăn hàng ngày để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi mật, bệnh túi mật.
Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Heatherdane)
Gợi ý thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ người bệnh túi mật như sỏi mật, viêm túi mật...
Bình luận của bạn