Khi mới bổ sung probiotics, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khó chịu
Bổ sung probiotics: Nhiều chủng lợi khuẩn sẽ tốt hơn cho tiêu hóa?
Probiotics và prebiotics: Bạn có biết sự khác biệt giữa chúng?
Thực phẩm giàu probiotics có thể giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Bổ sung quá nhiều probiotics có ảnh hưởng gì tới cơ thể?
Tại sao bổ sung probiotics có thể gây đầy hơi, trướng bụng?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đầy hơi và trướng bụng là 2 trong số các tác dụng phụ phổ biến nhất khi bổ sung probiotics.
Bác sỹ Amy Shah (người Mỹ) cho biết: “Nhiều người có thể bị đầy hơi, trướng bụng trong 1 - 2 tuần đầu khi mới bắt đầu bổ sung probiotics. Nguyên nhân là bởi bạn đang bổ sung một chủng lợi khuẩn mới vào hệ vi khuẩn đường ruột của mình”.
Trên thực tế, hệ vi khuẩn đường ruột của mỗi người luôn thay đổi. Nếu bạn đột ngột bổ sung một chủng lợi khuẩn mới vào cơ thể (ngay cả khi đó là một loại lợi khuẩn), hệ vi khuẩn đường ruột vẫn sẽ cần thời gian để tự điều chỉnh.
Nói cách khác, các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng thường xảy ra khi hệ vi khuẩn đường ruột chưa đạt được trạng thái cân bằng.
Làm gì để khắc phục triệu chứng khó chịu khi bổ sung probiotics?
Nếu thấy mình bị đầy hơi sau khi bổ sung probiotics, bạn có thể thử giảm bớt liều bổ sung xuống còn 3 ngày/viên, sau đó từ từ tăng dần tới liều khuyến cáo, bác sỹ chuyên khoa Tiêu hóa Marvin Singh, một bác sỹ tiên phong trong phương pháp y học tích hợp, thành viên của Hội đồng Y học Tích hợp (Mỹ) cho biết.
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu prebiotics trong chế độ ăn uống thường ngày. Các thực phẩm này chứa nhiều chất xơ mà cơ thể người không thể tiêu hóa, nhưng lại là thức ăn chính cho các loại lợi khuẩn đường ruột, giúp các lợi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
Nếu đã thực hiện 2 lời khuyên trên nhưng các tác dụng phụ vẫn không giảm sau vài tuần bổ sung probiotics, bạn nên đi khám để được bác sỹ tư vấn kỹ lưỡng hơn. Có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề tiềm ẩn, hoặc chỉ đơn giản là bạn đang chưa bổ sung đúng chủng lợi khuẩn mình cần.
Bình luận của bạn