Chọn sai thực phẩm khiến tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng và kéo dài
Thanh long tốt cho hệ tiêu hóa thế nào?
Đau bụng báo hiệu những bệnh lý không nên xem thường
Thực hư chế độ ăn Keto gây hại cho hệ tiêu hóa?
Gợi ý 5 thực phẩm bổ sung vào bữa sáng tốt cho hệ tiêu hóa
Bên cạnh các loại thực phẩm có thể hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị tiêu chảy và mau lại sức, bạn cũng cần tránh xa một số loại thực phẩm dưới đây bởi chúng có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
Các loại đậu
Trong danh sách các thực phẩm nên tránh ăn khi bị tiêu chảy không thể bỏ qua các loại đậu. Theo nghiên cứu, các loại đậu (đậu nành, đậu lima, đậu Hà Lan...) chứa nhiều lectin, một loại protein làm tăng tình trạng viêm trong đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến các tế bào ruột và dẫn đến tiêu chảy. Bên cạnh đó, các loại đậu cũng rất giàu chất xơ, gây khó tiêu và khiến tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
Thịt đỏ
Người bị tiêu chảy nên tránh ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn...
Mặc dù thịt đỏ là một nguồn cung cấp nhiều chất dưỡng chất tốt cho cơ thể, nhưng hệ tiêu hóa sẽ mất nhiều thời gian hơn bình thường để xử lý chất béo trong nó. Ăn thịt đỏ cũng làm tăng nồng độ protein phản ứng C và ferritin, cả 2 đều là những loại protein gây viêm. Viêm đường tiêu hóa có thể khiến tình trạng tiêu chảy của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Các sản phẩm từ sữa
Ngay cả khi bạn không phải là người không dung nạp lactose, bạn cũng nên tránh sữa và các sản phẩm từ sữa trong và một thời gian sau khi bị tiêu chảy. Bởi, tiêu chảy có thể làm giảm lượng elactase, enzyme cần thiết để cơ thể tiêu hóa đường lactose (loại đường có trong sản phẩm từ sữa).
Nếu đường lactose này không tiêu hóa được, nó có thể dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy. Một số loại thực phẩm có chứa đường lactose phổ biến như sữa chua, phô mai, bơ và nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn…
Rau họ cải
Ăn nhiều rau họ cải gây đầy bụng, đầy hơi khó chịu
Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải, xà lách chứa carbohydrate phức tạp gây khó tiêu hóa. Ngoài ra, chúng cũng có chất xơ không hòa tan làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và đầy hơi. Ngoài các loại rau họ cải này, bạn cũng nên hạn chế ăn atiso, cải Brussels, hành tây, hẹ tây, tỏi tây và măng tây khi bị tiêu chảy.
Ớt cay
Một loại thực phẩm khác có thể làm trầm trọng thêm tiêu chảy là ớt cay. Hợp chất capsaicin trong ớt gây kích ứng niêm mạc dạ dày trong quá trình tiêu hóa, gây cảm giác nóng rát, đầy hơi, chướng bụng và dẫn đến tiêu chảy. Một nghiên cứu được công bố trên Neurogastroenterology & Motility cho thấy những người mắc hội chứng ruột kích thích bị đau bụng, nóng rát và tiêu chảy nhiều hơn sau khi ăn ớt.
Đồ uống có cồn, có gas và chứa caffeine
Đồ uống có chứa caffeine, đồ uống có gas sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, lợi tiểu làm tăng tốc độ mất chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể, gây ra những biến chứng đáng lo ngại. Bên cạnh đó, rượu không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc điều trị tiêu chảy, bệnh Crohn hoặc viêm đại tràng mà còn gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khó tiêu và làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy.
Mẹo tăng tốc độ phục hồi sau tiêu chảy
Để tăng tốc độ phục hồi và đưa hệ tiêu hóa trở lại bình thường, bạn nên:
- Ăn thức ăn nhạt: Ngũ cốc (bột yến mạch), chuối, nước sốt táo, gạo trắng, bánh mì, khoai tây luộc…
- Uống nhiều nước (nước dừa, nước bổ sung điện giải, trà thảo mộc không chứa caffeine) trong suốt cả ngày để tránh tình trạng mất nước do tiêu chảy hoặc nôn.
- Thực phẩm chứa probiotic, như sữa chua không đường.
- Chia làm các bữa ăn nhỏ để cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Bình luận của bạn