- Chuyên đề:
- Ra mồ hôi nhiều
Mùi hôi từ đôi chân và giày khiến bạn thấy khó chịu
Mồ hôi nhiều có chữa được không?
Điều trị ra mồ hôi tay, chân thế nào cho hiệu quả?
Làm sao để trị dứt điểm mồ hôi tay?
Điều trị mồ hôi nhiều bằng phương pháp điện ion
Nguyên nhân khiến chân có mùi hôi
Bàn chân có tới 2.500 tuyến mồ hôi, chính vì vậy mà chúng đổ mồ hôi nhiều hơn bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Hơn nữa, trong mùa nóng, tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn. Nếu bạn “giam” đôi chân của mình trong môi trường nóng, ẩm và kín của đôi giầy hay những đôi tất làm từ chất liệu có pha nhiều nylon, chắc chắn chân sẽ bốc mùi vì mồ hôi chính là môi trường lý tưởng để sản sinh các loại vi khuẩn và nấm.
Mùi hôi ở chân còn có thể xuất phát từ việc chân bị nhiễm nấm trong khi không được điều trị đúng cách. Ngoài ra, những người bị đái tháo đường hay tim mạch chân cũng thường có mùi hôi do khả năng lưu thông máu ở chân kém.
Mùi hôi chân có thể khiến người xung quanh khó chịu
Cần làm gì để phòng hôi chân?
Giữ cho đôi chân luôn sạch sẽ, khô thoáng: Bạn cần phải vệ sinh chân hàng ngày bằng xà phòng diệt khuẩn và đảm bảo lau khô đôi chân trước khi mang giày. Thường xuyên thoa kem dưỡng da cho chân để da chân được mềm mại. Sau khi rửa sạch chân, bạn nên ngâm chân trong nước ấm cùng một chút muối hoặc ngâm chân với nước trà xanh để hạn chế chân ra mồ hôi. Chanh cũng có tác dụng rất lớn trong việc loại bỏ mồ hôi chân. Bạn nên dùng chanh chà xát chân mỗi ngày để bàn chân không có mùi hôi.
Ngâm chân bằng một số thảo dược giúp hạn chế mồ hôi chân
Sử dụng tất, giày vệ sinh, hợp lý: Nhằm hạn chế tối đa sự hình thành và phát triển của các loại vi khuẩn khi bạn mang giày. Cần phải mang tất khô, sạch, làm bằng chất liệu cotton dễ thấm mồ hôi và thay tất thường xuyên nếu chân ra mồ hôi. Bạn có thể thay thế những đôi giày bít bằng giày hở mũi hãy giày dây thông thoáng để hạn chế độ ẩm của đôi chân.
Sử dụng phèn chua: Trong phèn chua có chứa nhôm sunfat là chất khử mùi mồ hôi rất tốt. Bạn có thể tán phèn chua thành bột, xoa lên lòng bàn chân trong 10 phút. Làm liên tục khoảng 3 - 4 ngày chân sẽ không bị ra mồ hôi gây mùi khó chịu nữa. Cách làm này sẽ giúp bạn “tống khứ” mùi hôi chân trong khoảng thời gian từ 7 - 8 tháng đấy. Nếu chân có tổn thương hở hoặc vùng da bị tổn thương không được áp dụng phương pháp trên. Khi chân có mùi hôi ngày càng nặng do lở loét, nấm, viêm da… nên đến bác sỹ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị thích hợp.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Để tác dụng trị hôi chân thêm hiệu quả, ngoài việc dùng các biện pháp trên, thói quen ăn uống sinh hoạt cũng đóng góp vai trò rất quan trọng. Khi bị ra mồ hôi chân nhiều, bạn không nên ăn các thực phẩm dễ gây ra mùi hôi như ớt cay, hành sống, tỏi sống... vì nó sẽ làm mùi mồ hôi nặng hơn. Nên hạn chế uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích như cà phê, trà... vì đây là yếu tố nguy cơ khiến đôi bàn chân bạn có mùi hôi.
Không nên ăn thực phẩm cay nóng khi bị ra mồ hôi nhiều
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Columbia, việc thiếu hụt một vài khoáng chất như kẽm và magne có thể làm cho mùi cơ thể tăng lên. Vì vậy, nếu bạn gặp rắc rối với mùi hôi chân bạn nên bổ sung thêm kẽm và magne cho cơ thể. Kẽm và magne có nhiều trong thịt bò, cá hồi, bí đỏ, sữa chua, rau cải xoong, đậu đen, gạo lức…
Nguyên nhân khiến chân có mùi hôi là bị ra mồ hôi quá nhiều. Vì vậy, hạn chế mồ hôi chân sẽ giúp giảm tình trạng hôi chân. Có khá nhiều giải pháp để điều trị mồ hôi nhiều nhưng hầu hết chúng chỉ có tác dụng tức thời, khi ngưng sử dụng thì mồ hôi lại ra nhiều như cũ. Tuy nhiên, hiện nay có một số giải pháp từ Đông Tây y kết hợp có thể giúp hỗ trợ điều trị làm giảm mồ hôi hiệu quả và bền vững. Với các thành phần từ các thảo dược thiên nhiên như Hoàng kỳ, Thiên môn đông, Sơn thù du… cùng với các hoạt chất của y học hiện đại như magne clorua... sẽ tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh đồng thời giúp bổ sung tân dịch, bảo vệ da làm giảm tiết mồ hôi. Tuy nhiên bạn cần phải kiên trì trong quá trình điều trị, chớ nóng vội mà bỏ dở giữa chừng.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Bình luận của bạn