- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Co giật là triệu chứng thường gặp ở người bệnh động kinh
Khi thuốc không kiểm soát được cơn co giật, phải làm gì?
Bổ sung glucosamine giúp chống co giật do động kinh
Một số loại thuốc có thể gây cơn co giật
Một số loại thuốc có thể gây cơn co giật
Đừng cố gắng "ngừng" cơn co giật bằng cách ôm hoặc ghì chặt người đó
Bạn có thể làm tổn thương chính mình hoặc người đang lên cơn co giật nếu cố gắng ôm hoặc ghì chặt họ. Co giật sẽ không dừng lại cho đến khi hoạt động bất thường của dòng điện trong não kết thúc. Do vậy, việc cần làm khi thấy người đang co giật là tạo cho họ một không gian an toàn cho đến khi nó kết thúc.
Đừng đặt bất cứ thứ gì vào miệng người bệnh
Bạn có thể thấy mọi người nhét một miếng vải vào miệng người bị co giật để ngăn cho họ không cắn vào lưỡi trên các bộ phim. Tuy nhiên, trên thực tế, việc này có thể khiến họ bị ngạt thở và tự làm mình bị thương.
Không thực hiện hồi sức tim phổi cho đến khi cơn động kinh/co giật dừng lại
Bạn không nên cố gắng thực hiện kỹ thuật hồi sức tim phổi khi người bệnh đang co giật. Bởi một số người có thể thở lại bình thường sau khi cơn động kinh dừng lại. Nếu họ không thể thở bình thường thì bạn hãy gọi xe cấp cứu ngay và thực hiện hồi sức tim phổi (nếu bạn cảm thấy thoải mái khi thực hiện nó).
Đừng ôm ghì, giữ chặt người đang co giật, hãy cho họ khoảng không đủ rộng để chờ cơn bệnh qua đi
Gọi xe cấp cứu trong những trường hợp sau
Khi bắt gặp người bị co giật, bạn nên gọi xe cấu cứu nếu người bệnh thuộc các trường hợp dưới đây:
- Người đó chưa bao giờ bị co giật trước đây.
- Người đó khó thở hoặc không tỉnh dậy sau cơn động kinh.
- Cơn co giật kéo dài hơn năm phút.
- Người này có một cơn co giật khác ngay sau cơn co giật đầu tiên diễn ra.
- Người bệnh bị tổn thương trong cơn động kinh.
- Cơn co giật xảy ra trong nước.
- Người đó có các vấn đề sức khỏe như bệnh đái tháo đường, bệnh tim hoặc phụ nữ mang thai...
Đừng cho họ uống nước, thức ăn hoặc thuốc cho đến khi họ tỉnh táo hoàn toàn
Nước, thức ăn... có thể đi vào phổi và khiến họ bị sặc. Nếu muốn cho người co giật uống nước, ăn uống thì nên đợi đến khi họ tỉnh táo và nhận thức.
Đảm bảo không có vật cứng hoặc nhọn gần đó
Hãy loại bỏ những vật cứng hoặc nhọn xung quanh khu vực người bị co giật để tránh gây tổn thương đầu. Bạn cũng nên đặt một vật mềm (có thể là một tấm chăn hoặc quần áo) để bảo vệ đầu.
Không hồi sức, ấn tim hay cho bệnh nhân đang trong cơn co giật uống nước
Đặt người bệnh nằm nghiêng
Nhiều người bị nôn khi lên cơn co giật, do đó hãy đặt họ nằm nghiêng để tránh dịch nôn chảy ngược xuống đường hô hấp. Nới lỏng vòng cổ, cà vạt hoặc dây chuyền... để giúp ngăn ngừa ngạt thở.
Trò chuyện với họ sau khi tỉnh lại
Khi người co giật tỉnh lại, bạn nên nói chuyện nhẹ nhàng với họ. Bạn nên giải thích từ từ về tình tình vừa diễn ra. Ngoài ra, bạn có thể đặt những câu hỏi đơn giản như: "Bạn muốn liên hệ với ai" hoặc điện thoại của bạn ở đâu.
Bình luận của bạn