Kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng các thói quen này

Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết

Người bệnh đái tháo đường không nên ăn 8 loại trái cây này

Người bệnh đái tháo đường uống sữa nào tốt nhất, nên kiêng thức ăn gì?

Làm sao cải thiện biến chứng tim mạch do đái tháo đường?

Người bệnh đái tháo đường có được ăn khoai môn?

Dưới đây là những thói quen người bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) nên áp dụng:

1. Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống mỗi ngày có ảnh hưởng lớn đến mức đường huyết (lượng đường trong máu) của người bệnh. Để kiểm soát bệnh bạn nên tuân theo chế độ ăn bao gồm carbohydrate, chất xơ và cá giàu omega-3.

Đối với người bệnh đái tháo đường, chất xơ có vai trò quan trọng giúp hấp thu glucose vào máu, làm giảm tốc độ tăng đường huyết sau ăn. Ngoài ra, các thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp người bệnh ngăn ngừa táo bón, tăng miễn dịch, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa. Chính vì vậy, bạn nên tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch,… vào bữa ăn hàng ngày.

Trong quá trình tiêu hóa, carbohydrate đơn giản (trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa, bánh kẹo và nước ngọt) và carbohydrate phức hợp (đậu Hà Lan, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau) sẽ phân hủy thành glucose trong máu. Carbohydrate phức hợp được hấp thụ chậm vào cơ thể, tránh làm tăng đột biến lượng đường trong máu.

Bên cạnh đó, các loại cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi rất giàu acid béo omega-3, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách giảm chất béo trung tính trong máu.

2.  Tập thế dục

Hoạt động thể chất là một thói quen quan trọng được áp dụng vào kế hoạch quản lý bệnh đái tháo đường. Khi bạn bắt đầu tập thể dục, cơ bắp sẽ sử dụng đường để tạo năng lượng, do đó giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Bạn có thể ra ngoài để đi bộ, chạy, đạp xe, chơi cầu lông,...

3. Ngừng hút thuốc

Sử dụng thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá trong khi đang đối phó với bệnh đái tháo đường có thể cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là trong trường hợp những người bị bệnh đái tháo đường type 2. Nó làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề như bệnh tim, bệnh mắt, đột quỵ, bệnh thận,...

4. Kiểm tra chân thường xuyên

Lượng đường trong máu tăng cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh ở bàn chân, khiến bạn không thể cảm thấy phồng rộp hoặc bất kỳ chấn thương nào khác. Tốt hơn là nên kiểm tra chân hàng ngày, vì nó sẽ giúp bạn nhận biết tình trạng bệnh có đang tăng lên hay không.

5. Hạn chế rượu bia

Sử dụng nhiều hơn 1 ly rượu mỗi ngày có thể khiến đường huyết tăng cao làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ. Do đó, nếu bạn không uống nhiều bia, rượu việc kiểm soát bệnh đái tháo đường sẽ dễ dàng hơn.

6. Giảm bớt căng thẳng

Tình trạng căng thẳng, lo âu là nguyên nhân phổ biến làm tăng đường huyết, thường xuyên gặp áp lực trong công việc hàng ngày có thể làm tăng nồng độ hormone stress được gọi là norepinephrinecortisol. Những hormone này sẽ làm tăng lượng đường trong máu và phá vỡ sự cân bằng lượng đường trong cơ thể của bạn.

Lê Tuyết H+ ( Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu