- Chuyên đề:
- Viêm đường hô hấp
Cha mẹ cần chú ý theo dõi dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Ho báo hiệu bệnh hô hấp nguy hiểm ở trẻ
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ: Hạ sốt an toàn không cần thuốc
Viêm đường hô hấp trên: Mẹ cho bé dùng thuốc kháng sinh thế nào?
Nguy cơ lây lan virus gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Cha mẹ vô tình làm khổ con
Ngồi bên giường bệnh chăm sóc cho cậu con trai Nguyễn Văn H. (3 tuổi) đang điều trị tại khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, chị Lê Thị M. (30 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) không giấu được vẻ lo lắng. Nói về bệnh tình của con, chị M. ngậm ngùi. “Bình thường con tôi rất khỏe mạnh và hiếu động. 3 ngày trước do thời tiết oi bức nên buổi tối tôi mở điều hòa ở nhiệt độ thấp, nhưng ngủ quên nên không điều chỉnh. Sáng tỉnh giấc thấy con không đắp chăn, chân tay lạnh ngắt. Buổi chiều, bé đi học về thì bắt đầu ho, sốt, tôi mua thuốc về cho uống nhưng không đỡ. 2 ngày sau bé nằm li bì, lúc đó cả nhà mới đưa bé đến bệnh viện”.
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, việc uống nước lạnh, nước đá quá nhiều, đặc biệt sử dụng máy điều hòa ở nhiệt độ thấp liên tục… chính là các nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm lạnh, dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp trong thời tiết nắng nóng".
Sử dụng điều hòa ở nhiệt độ thấp khiến trẻ bị nhiễm lạnh
Ngoài nguyên nhân trên thì có rất nhiều nguyên nhân khác cũng khiến trẻ bị viêm đường hô hấp trên trong mùa Hè mà cha mẹ cần lưu ý:
- Mùa Hè nhiệt độ rất cao, nắng nóng thất thường tạo điều kiện cho các virus gây nhiễm khuẩn đường hô hấp hoạt động mạnh. Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, cơ thể có sức đề kháng rất yếu nên không thể chống lại sự xâm nhập của các virus gây hại đó.
- Thói quen ăn uống trong ngày Hè không được kiểm soát cũng làm gia tăng tình trạng viêm hô hấp. Ngày Hè nóng nực, trẻ nhỏ hay ăn các đồ lạnh, mát như kem, đá, nước mát... rất dễ làm các bé bị viêm họng ảnh hưởng đến đường hô hấp non yếu của trẻ.
Ăn nhiều đồ ăn lạnh trong ngày hè dễ khiến bé mắc các bệnh hô hấp
- Mùa Hè các bé thường ra mồ hôi rất nhiều, đặc biệt những bé hay chạy nhảy, vận động nhiều. Mồ hôi toát ra nếu không được lau chùi kịp thời sẽ ngấm ngược vào trong cơ thể các bé, gây tình trạng nhiễm lạnh rất nguy hiểm. Đặc biệt rất nhiều trường hợp khi cơ thể bé có rất nhiều mồ hôi mà cho các bé tắm ngay rất nguy hiểm.
Nguy hiểm khi bị viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp đa phần nhẹ, có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu coi thường, không điều trị kịp thời có thể chuyển thành nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa dẫn đến viêm xương chũm và biến chứng nội sọ như viêm màng não, liệt mặt hoặc chuyển thành mạn tính và để lại di chứng khiến trẻ phải chịu đựng suốt đời như điếc, thấp tim, viêm khớp và viêm thận hoặc thường xuyên ngứa rát họng, ho, ngạt mũi, chảy nước mũi làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé.
Viêm đường hô hấp trên có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị
Điều trị viêm đường hô hấp trên thế nào?
Viêm đường hô hấp trên có 2 thể: Viêm đường hô hấp trên cấp tính và viêm đường hô hấp trên mạn tính. Viêm đường hô hấp trên cấp tính đa phần là do virus, trường hợp này không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần tăng cường vệ sinh mũi họng như súc họng, rửa mũi, khí dung mũi họng kết hợp uống vitamin, nhất là vitamin C; Ăn nhiều rau quả tươi để tăng cường sức đề kháng...
Việc lựa chọn kháng sinh cho trẻ phải phù hợp với từng thể bệnh. Điều này phải do thầy thuốc chuyên khoa xem xét, lựa chọn. Không phải cứ kháng sinh mạnh, kháng sinh đắt tiền là tốt cho mọi trường hợp viêm đường Hô hấp trên. Kết hợp với kháng sinh phải dùng thuốc chống viêm, thuốc chống phù nề, thuốc ho, giảm đau, hạ sốt.
Trường hợp viêm đường hô hấp trên mạn tính thì cha mẹ không dùng kháng sinh cho trẻ, chỉ dùng kháng sinh khi có đợt viêm cấp, chủ yếu là chăm sóc tại chỗ như rửa hút mũi, khí dung, làm thuốc tai nếu viêm tai tiết dịch; Tìm nguyên nhân để giải quyết như cắt amidan, nạo VA, phẫu thuật giải quyết các dị hình ở vách ngăn, hốc mũi...
Bình luận của bạn