Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tỷ lệ tái phát sau khi bị đột quỵ lần đầu là từ 3% đến 23% trong một năm đầu và từ 10% đến 53% trong 5 năm sau.
Những cách đơn giản hỗ trợ tim và ngừa đột quỵ
Các cách phục hồi não sau đột quỵ
Liệu pháp "ham sung": Đột quỵ, truỵ tim!
Vitamin D: Thiếu – thừa đều có thể gây đột quỵ!
Đúng lúc thời tiết rét đậm nhất, giữa tháng Chạp năm 2012, gia đình đưa anh Tình (49 tuổi, quê Nam Định) đến cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai. Theo người nhà kể lại, anh Tình có tiểu sử bị tim mạch, tăng huyết áp. Sáng hôm ấy, anh Tình thức dậy miệng đã méo xệch, không nói được gì. Bác sỹ xác định anh bị đột quỵ do nhồi máu não.
Do cận Tết cộng thêm điều kiện kinh tế khó khăn nên điều trị được khoảng 12 ngày, anh Tình xin ra viện sớm. Thuốc bác sỹ kê đơn thì uống được vài loại rồi thôi. Khi có thể tự đi lại, sinh hoạt, anh Tình quên là mình vừa trải qua trận đột quỵ, tiếp tục làm các công việc đồng áng.
Đúng một năm sau, tháng 12/2013, anh Tình bị trận đột quỵ thứ hai quật ngã. Lần này, vùng não bị tổn thương lớn, anh bị liệt nửa người. Phác đồ điều trị phức tạp kéo dài. Số tiền mà hai vợ chồng anh dành dụm cho con đi học đổ hết vào chi phí châm cứu, chồng huyết khối, vật lý trị liệu... Thế nhưng, vào tháng 7/2014, anh Tình lại bị tái phát. Lần thứ 3 này, anh nằm liệt giường, trí nhớ không còn, mọi sinh hoạt hàng ngày vợ con phải lo.
Không riêng trường hợp anh Tình, rất nhiều người đã phải nhập viện vì những cơn đột quỵ “gõ cửa” đến lần thứ hai, thứ ba như vậy. Theo PGS.TS Vũ Anh Nhị - Chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM, bệnh nhân đột quỵ phải đối mặt với nguy cơ tái phát rất cao, nhất là trong năm đầu tiên. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tỷ lệ tái phát sau khi bị đột quỵ lần đầu là từ 3% đến 23% trong một năm đầu và từ 10% đến 53% trong 5 năm sau.
Đột quỵ là tình trạng để lại những hậu quả nặng nề. Có tới 1/3 số người bị đột quỵ sau đó bị liệt nửa người. Sau 6 tháng, gần 2/3 bệnh nhân không thể tự làm các hoạt động bình thường. Và cũng có tới 1/5 số bệnh nhân bị mất tiếng nói sau tai biến.
Cũng theo một nghiên cứu của các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, sau đột quỵ não, khoảng 27 - 40,4% người bệnh bị mất trí nhớ. 50% bệnh nhân đột quỵ sinh hoạt, vận động khó khăn hoặc không thể tự chăm sóc, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
Thực tế cho thấy, cơn đột quỵ sau thường để lại di chứng nặng nề, chi phí điều trị cao hơn rất nhiều so với lần trước.
Nếu không giải quyết tình trạng xơ vữa mạch máu não, khả năng đột quỵ tái phát sẽ rất cao |
BSCK II Nguyễn Đăng Khoa - Trưởng khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho biết, một ngày khoa Vật lý trị liệu có hơn 100 bệnh nhân tập phục hồi chức năng sau đột quỵ. Trong đó, rất nhiều người phải gánh chịu di chứng nặng nề, mức độ tàn tật do đột quỵ tái phát.
Cùng với quá trình điều trị di chứng, nhất là di chứng về tâm thần như trầm cảm, bệnh nhân đột quỵ thường mang tâm trạng bi quan, sợ hãi trở thành gánh nặng cho gia đình khiến hiệu quả điều trị trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và của người bệnh.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, sau đột quỵ các vùng não lành sẽ tăng cường hoạt động để bù đắp cho vùng não bị tổn thương khiến cho việc tăng sinh gốc tự do nhiều hơn. Các gốc tự do này lại tiếp tục tấn công tế bào thần kinh và mạch máu não làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát. Vòng xoắn bệnh lý này khiến bệnh nhân đột quỵ rơi vào vòng luẩn quẩn nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
Chính vì vậy, các bác sỹ cho rằng phòng chống tái phát đột quỵ mang ý nghĩa sống còn với bệnh nhân. PGS.TS Vũ Anh Nhị lưu ý, các yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ tiên phát như cholesterol cao, tănghuyết áp, tim mạch, đái tháo đường… vẫn tiếp tục là tác nhân gây tái phát đột quỵ nếu các yếu tố này chưa được giải quyết dứt điểm. Thêm vào đó, việc ăn uống, sinh hoạt và tâm lý không hợp lý cũng là ba yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ. Để phòng ngừa tái phát, có nhiều việc cần phải làm đồng thời như thay đổi lối sống như tăng cường tập thể dục, vận động; Làm việc nhẹ nhàng vừa sức, tránh stress, mất ngủ; Không ăn nhiều mỡ béo, không ăn nhiều chất ngọt, chất đường, bột; không ăn thức ăn nhiều mắm muối; Ăn nhiều rau, củ, trái cây...
Bình luận của bạn