Viêm đường hô hấp trên: Mẹ cho bé dùng thuốc kháng sinh thế nào?

Lạm dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp cho trẻ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng

Nguy cơ lây lan virus gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Nhận diện bệnh viêm đường hô hấp trên khi giao mùa

Nhiễm virus CMV khi mang thai: Cẩn thận trẻ hở hàm ếch, điếc đặc

Phòng bệnh hô hấp cho bé khi đi nhà trẻ

Với sức đề kháng yếu kém và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và gây ra viêm đường hô hấp trên với các bệnh như: Cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi họng, viêm xoang, viêm thanh quản… Thời điểm giao mùa Thu Đông, ngày nóng đêm lạnh càng khiến bé có nguy cơ bị viêm nhiễm hơn. Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ dẫn tới viêm đường hô hấp dưới khiến bé viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi... Bệnh dễ diễn tiến thành những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong như: Viêm màng não, viêm cầu thận, thấp khớp cấp…

Viêm đường hô hấp trên chủ yếu do virus và vi khuẩn

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, virus là “thủ phạm” gây ra hầu hết các ca viêm đường hô hấp trên. Có thể liệt kê một số loại virus điển hình như: Virus Rhino, virus Corona, virus á cúm (Parainfluenza), Adeno, virus hợp bào hô hấp (RSV)… Bên cạnh đó, các chất kích thích và chất gây dị ứng có thể làm cháy các lớp lót ở họng gây viêm họng, viêm thanh quản... bao gồm: Không khí bị ô nhiễm, các hóa chất công nghiệp, thuốc xịt côn trùng, phấn hoa... Đặc biệt, các bệnh viêm đường hô hấp trên cũng có thể do các loại vi khuẩn như: Vi khuẩn tụ cầu và liên cầu, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae, một số loại nấm...

Trong trường hợp căn nguyên do vi khuẩn thì ít khi vi khuẩn gây bệnh một mình mà chúng thường được khởi phát bằng sự nhiễm và gây viêm của một loại virus trước đó. Tỷ lệ cao thuộc về liên cầu khuẩn tan máu nhóm A. Đây là vi khuẩn hàng đầu gây biến chứng viêm cầu thận cấp ở trẻ em từ một viêm họng thông thường.

Nguyên nhân bé bị nhiễm liên cầu khuẩn có thể do lây nhiễm từ không khí, nguồn nước, đồ ăn hay là trong quá trình chơi đùa, bé cầm vào đồ vật có dính khuẩn rồi đưa lên miệng. Hệ miễn dịch của các bé rất mỏng manh nên cực kỳ nhạy cảm với bệnh truyền nhiễm và càng dễ bị lây bệnh khi tiếp xúc với các tác nhân trên, thậm chí còn dễ dàng bị lây bệnh từ người thân trong gia đình, bạn bè ở nhà trẻ hay trường học.

Có nên cho trẻ dùng thuốc kháng sinh?

Đối với bệnh đường hô hấp, kháng sinh nếu được chỉ định đúng thì có lợi cho bé nhiều hơn là những tác dụng phụ. Một số loại kháng sinh có thể gây tiêu chảy nhẹ và tự khỏi khi ngừng dùng thuốc. Do đó, chỉ cho bé uống kháng sinh khi có bằng chứng bé bị nhiễm vi khuẩn và được bác sỹ chỉ định.

Nhóm thuốc kháng sinh nguy hiểm cho trẻ:

Nhóm aminosid, nhóm sulfamid: Gây vàng da, nhiễm độc gan và thận. Suy giảm thính lực, thậm chí dẫn tới điếc vĩnh viễn.

Nhóm negram, nitrofurantoin, rifamixin: Gây vàng da, nhiễm độc gan.

Nhóm bactrim: Gây vàng da, nhiễm độc thận.

Nhóm chloramphenicol: Gây nhiễm độc máu.

Tetraxyci, Doxycycline, Minocyline: Bào mòn răng, vàng răng.

Theo PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu, việc dùng thuốc kháng sinh phải đạt được 3 mục tiêu: Hiệu quả, an toàn và hợp lý. Không được tự động mua thuốc kháng sinh hoặc tự đổi thuốc, tự tăng/giảm liều hoặc dừng dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sỹ khám bệnh. Vì như vậy sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh (nhờn thuốc). Nếu lần sau trẻ bị bệnh lại và cũng chính do loại vi khuẩn đó gây nên thì rất khó điều trị.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp