Đã có vaccine phòng chống ung thư?

Ruth Lacey - người phụ nữ may mắn thoát khỏi căn bệnh ung thư máu

Lấy nhầm vaccine tiêm khiến trẻ tử vong: Do mất điện!

Tìm ra vaccine miễn dịch lâu dài với virus Ebola

Quinvaxem giúp trẻ miễn dịch tốt hơn vaccine dịch vụ

Quinvaxem giúp trẻ miễn dịch tốt hơn vaccine dịch vụ

Nghiên cứu về loại vaccine này bắt đầu từ sự kiện một người phụ nữ Mỹ bị ung thư máu. Người phụ nữ này được chẩn đoán là chỉ còn vài tuần để sống nhưng sau ba năm, cô ấy vẫn khỏe mạnh.

Các nhà nghiên cứu Anh đến từ Đại học College London đã thực hiện một nghiên cứu trên các bệnh nhân bị bệnh bạch cầu. Các nhà khoa học hy vọng rằng vaccine của họ có thể chống lại nhiều loại ung thư, kể cả ung thư vú, ruột và tuyến tiền liệt – tế bào ung thư của các bệnh này có chung protein WT1 trên bề mặt.

Các tế bào T chống nhiễm có khả năng đánh dấu các protein WT1 và vô hiệu hóa các tế bào ung thư. Phương pháp mà các nhà khoa học áp dụng là tiêm tế bào T và tế bào gốc vào cơ thể bệnh nhân.

TS. Emma Morris - Đại học College London, cho biết, nghiên cứu của ông đã thực hiện trên 20 bệnh nhân mắc bạch cầu tuỷ cấp tính hoặc mạn tính. "Chúng tôi biến đổi gene các tế bào miễn dịch của bệnh nhân để chúng phát triển các thụ thể đốí với protein WT1, làm cho chúng nhanh nhạy hơn trong nhận diện các tế bào bạch cầu ung thư".

Bằng virus, các nhà khoa học Anh đã chuyển những ADN biến đổi vào các tế bào T chuyển nó thành các tế bào T chống nhiễm trước khi tiêm vào cơ thể bệnh nhân.

Hầu hết các bệnh nhân sau khi tham gia nghiên cứu đều giảm các triệu chứng ung thư. Một số bệnh nhân đã khỏe mạnh hoàn toàn.

Tuy nhiên, TS. Kat Arney - Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Anh, lưu ý: "Cách điều trị này đang trong những giai đoạn thử nghiệm lâm sàng sớm, và mặc dù vài người đã có phản ứng tốt, chúng vẫn chưa thể chứng minh là có tác dụng đối với tất cả mọi người".

Tiểu Bắc H+ (Theo Daily Mail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư