- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Kiểm soát đường huyết tốt sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề về da do đái tháo đường
Kế hoạch chăm sóc người bệnh đái tháo đường: Thông tin cho người nhà
Trị đái tháo đường bằng lá dứa có hiệu quả không?
Người bị đái tháo đường type 2 dùng TPBVSK Glutex được không?
Tại sao đường huyết 5 giờ sáng tăng cao, điều trị thế nào?
Khô da, ngứa da
Bệnh đái tháo đường thường khiến người bệnh bị khô da, ngứa da, dễ dẫn tới nhiễm trùng. Nguyên nhân là bởi lượng đường huyết tăng cao khiến cơ thể phải tăng đào thải đường dư thừa qua đường nước tiểu, từ đó khiến da bạn bị khô hơn.
Tổn thương dây thần kinh cũng có thể ngăn cản phản ứng đổ mồ hôi tự nhiên. Kết quả là làn da của người bệnh đái tháo đường sẽ dần mất đi độ mềm, ẩm tự nhiên.
Tình trạng da khô thường xảy ra tại chân, bàn chân, khuỷu tay, khiến người bệnh thấy ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, hành động gãi lại có thể gây ra các vết nứt da, tạo vết thương hở cho vi khuẩn, vi trùng gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể. Mầm bệnh cũng có thể xâm nhập qua các tuyến tại mí mắt, nang lông, vùng da quanh móng tay, vùng da giữa các ngón tay, ngón chân, vùng da tại nách hoặc bẹn.
Người bệnh đái tháo đường nhìn chung có hệ miễn dịch yếu hơn so với người bình thường. Điều này khiến họ bị giảm khả năng chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, tổn thương dây thần kinh và tuần hoàn kém cũng có thể làm chậm quá trình chữa lành các vết thương. Kết quả là người bệnh đái tháo đường thường gặp phải các vết thương, bị nhiễm trùng da thường xuyên và nghiêm trọng hơn những người không mắc bệnh.
Bạn có thể cần trao đổi với bác sỹ về việc dùng các loại thuốc (như Diflucan) để kiểm soát nhiễm trùng, giảm các triệu chứng da sưng, đỏ, ngứa ngáy, hình thành mụn nước hoặc đóng vảy.
Người bệnh đái tháo đường thường hay bị khô da, ngứa da
Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm
Các vấn đề da liễu do bệnh đái tháo đường gây ra thường liên quan tới nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm.
Nhiễm khuẩn
Nhiễn khuẩn là một tình trạng phổ biến với tất cả mọi người. Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường type 2, nhiễm khuẩn có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực hơn. Theo đó, đường huyết thường xuyên ở mức cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây ra các vấn đề về da như đau, da sưng đỏ. Các vi khuẩn phổ biến nhất gây nhiễm trùng da là Staphylococcus (hay tụ cầu khuẩn) và Streptococcus (hay liên cầu khuẩn).
Tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng còn có thể ảnh hưởng tới các mô sâu trong da, gây ra bệnh hậu bối (carbuncle). Tình trạng này cần tới sự can thiệp của bác sỹ, bạn cũng có thể cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Các vấn đề nhiễm khuẩn thường gặp khác bao gồm: Nhọt, lẹo mắt, viêm nang lông, nhiễm trùng quanh móng tay/móng chân.
Người bệnh đái tháo đường hay bị nhiễm khuẩn gây viêm nang lông, nổi nhọt...
Nhiễm nấm
Nhiễm nấm có thể xảy ra do sự lây lan của nấm hoặc nấm men. Đây là tình trạng phổ biến với người bệnh đái tháo đường, đặc biệt nếu bạn không kiểm soát đường huyết tốt.
Nhiễm nấm thường khiến vùng da bị ảnh hưởng trở nên ngứa, đỏ, sưng tấy, bao quanh bởi các vết rộp hoặc vảy khô. Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở các vùng da như: Trong những nếp gấp da, phía dưới ngực, ở háng, nách, khóe miệng, dưới bao quy đầu của dương vật.
Nấm da chân, hắc lào… là những bệnh nhiễm nấm thường gặp ở người bệnh đái tháo đường. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể lan rộng và trầm trọng hơn, gây ngứa ngáy, khó chịu.
Dấu gai đen
Đây là tình trạng trên da (đặc biệt là ở sau cổ, nách hoặc quanh bẹn) xuất hiện những mảng sẫm màu, mịn như nhung. Trên thực tế, đây có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh đái tháo đường.
Người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ mắc dấu gai đen cao hơn. Do đó, bạn nên tìm cách giảm cân để cải thiện tình trạng này.
Một số bệnh về da khác
Bệnh vảy nến
Da đỏ, loang lổ hoặc bong tróc cũng có thể là dấu hiệu của bệnh vảy nến - một loại bệnh viêm da. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào bạch cầu trong cơ thể tấn công nhầm tế bào da thay vì các vi khuẩn, virus.
Người bệnh vảy nến thường có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường và ngược lại. Người bệnh có thể cần dùng các loại thuốc như Neoral, Dovonex và Vectical theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Bệnh teo da đái tháo đường
Do sự thay đổi các mạch máu nhỏ, vùng da tại chân thường hình thành các mảng vảy màu nâu nhạt nhưng không đau hay ngứa.
U vàng phát ban
Chất béo triglyceride trong máu có thể tạo thành các nốt sưng màu vàng, có quầng đỏ bao quanh trên da. Các nốt này thường xuất hiện ở cánh tay, chân, mông, bàn chân và mu bàn tay.
Làm sao để khắc phục các vấn đề về da cho người bệnh đái tháo đường?
Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên làm việc với bác sỹ để có chế độ chăm sóc da, giúp phòng ngừa các vấn đề về da liễu. Bạn có thể bắt đầu bằng cách vệ sinh cá nhân thường xuyên hơn với xà phòng dịu nhẹ. Nên nhớ luôn lau người cẩn thận sau khi tắm, đặc biệt là vùng da giữa các ngón chân, các vùng da có nhiều nếp gấp.
Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường cũng nên chú ý dưỡng ẩm cho da bằng cách chú ý uống nhiều nước, nhớ thoa kem dưỡng da thường xuyên. Bạn cũng nên chọn mặc quần áo bằng vải cotton để dễ thấm mồ hôi, giữ cơ thể khô ráo.
Vi Bùi H+ (Theo Healthgrades/Healthline)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường - giải pháp chuyên biệt giúp phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường
Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm hỗ trợ hiệu quả, giúp:
- Phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.
- Giảm và ổn định đường huyết.
- Giảm cholesterol máu.
Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn