- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Càng phát hiện bệnh sớm, bạn càng kiểm soát bệnh đái tháo đường type 1 tốt hơn
10 thực phẩm giúp người bệnh đái tháo đường ổn định đường huyết
Infographic: Một vài điều bạn cần biết về đái tháo đường ở trẻ em
8 món ăn vặt lành mạnh cho người bệnh đái tháo đường
6 thực phẩm giúp bạn kiểm soát đái tháo đường, ngăn ngừa bệnh tim mạch
Đi tiểu thường xuyên hơn
Khi bị đái tháo đường type 1, cơ thể không thể sản sinh đủ insulin khiến đường huyết có xu hướng tăng cao. Lúc này, cơ thể sẽ tìm cách loại bỏ glucose dư thừa qua nước tiểu, có nghĩa là bạn sẽ có nhu cầu đi vệ sinh nhiều hơn.
Tiểu nhiều (hay còn gọi là đa niệu) dễ phát hiện ở trẻ em hơn người lớn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị kịp thời, đa niệu có thể dẫn tới mất nước và suy thận ở người bệnh đái tháo đường type 1.
Khát nước liên tục
Người bệnh đái tháo đường thường thấy khát nước liên tục
Khi cơ thể mất nước liên tục do đa niệu, bạn sẽ có nhu cầu uống nhiều nước hơn. Nhiều người bệnh cũng cảm thấy đói nhanh hơn do cơ thể không nhận được đủ năng lượng từ thực phẩm.
Nếu đi tiểu nhiều nhưng không uống đủ nước, bạn có thể bị mất nước và thấy chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, thậm chí ngất xỉu. Mất nước cũng có thể khiến đường huyết tăng cao, càng làm trầm trọng thêm tình trạng đái tháo đường.
Giảm cân đột ngột
Thông thường, insulin có vai trò tăng tích trữ chất béo. Nhưng khi bị đái tháo đường type 1, cơ thể không thể hấp thụ đường trong thực phẩm. Điều này khiến các tế bào không được cung cấp đủ năng lượng mà phải tìm nguồn năng lượng thay thế. Cơ thể sẽ phân hủy chất béo dự trữ thành năng lượng, khiến bạn đột ngột giảm cân nhanh (0,45 - 1,36 kg) dù vẫn ăn uống như bình thường.
Giảm cân đột ngột có thể cảnh báo đái tháo đường type 1
Mệt mỏi
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi là một dấu hiệu bệnh đái tháo đường type 1 nhưng không mấy người để ý. Mọi người thường cho rằng cảm thấy mệt mỏi là do thiếu ngủ hoặc làm việc quá căng thẳng. Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường, mệt mỏi là do mất nước, giảm cân và thiếu năng lượng. Tiêm insulin là cách đơn giản nhất để khắc phục tình trạng này.
Hơi thở có mùi trái cây
Khi bị đái tháo đường, đường huyết tăng cao và cơ thể sẽ phải loại bỏ đường dư thừa qua nước tiểu, nước bọt… Điều này khiến cho hơi thở có mùi trái cây hoặc rượu vang.
Ngoài ra, hơi thở có mùi cũng là do sự sản sinh ketone. Khi bị thiếu năng lượng, cơ thể sẽ sử dụng chất béo như một nguồn năng lượng thay thế. Trong quá trình đốt cháy chất béo, ketone cũng được sản sinh và có thể tích tụ trong máu.
Nếu không điều trị đái tháo đường type 1 kịp thời, ketone tăng cao làm tăng tính acid trong máu, gây ra tình trạng nhiễm toan ketone đái tháo đường. Tình trạng này có thể đe dọa tới tính mạng nếu không được điều trị nhanh chóng.
Đau bụng
Đau bụng là một trong nhiều dấu hiệu của tình trạng nhiễm toan ketone đái tháo đường. Các dấu hiệu khác bao gồm đau tức ngực, buồn nôn, nôn mửa, thở dốc, mệt mỏi, buồn ngủ và nhầm lẫn. Nếu không được điều trị kịp thời (truyền nước, tiêm insulin) trong vòng 24 giờ, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Nhìn mờ
Nồng độ đường huyết tăng cao có thể khiến các dịch lỏng trong mắt rò rỉ vào thủy tinh thể. Điều này có thể làm cho thủy tinh thể bị sưng và thay đổi hình dạng, dẫn đến nhìn mờ.
May mắn là tình trạng này có thể đảo ngược trong khoảng 6 tuần khi đường huyết trở lại mức ổn định. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp kiểm soát đường huyết, nồng độ đường huyết tăng cao có thể khiến mắt bị tổn thương vĩnh viễn, dẫn tới mù lòa.
Vi Bùi H+ (Theo Health)
Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường giúp giảm và ổn định đường huyết tự nhiên, phòng ngừa biến chứng trên da, mắt, thận, thần kinh, tim mạch do đái tháo đường.
Bình luận của bạn