- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Bàn chân của người đái tháo đường cần được chăm sóc cẩn thận.
Thiết bị “tụy nhân tạo” cho người bị đái tháo đường type 1
Lá sung giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Suy nghĩ sai phổ biến về bệnh đái tháo đường là gì?
Người bị mù do biến chứng võng mạc đái tháo đường gia tăng
Các biến chứng bàn chân do đái tháo đường như biến dạng bàn chân, loét bàn chân, hoại tử ngón chân... là nguyên nhân phổ biến nhất trong nhóm nguyên nhân không phải chấn thương gây cắt cụt chân. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời các biến chứng bàn chân thì có thể ngăn ngừa được tới 85% các trường hợp bị cắt cụt.
Phương pháp điều trị chính cho bệnh nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường là sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người đã chuyển sang những biện pháp tự nhiên ít có tác dụng phụ hơn so với dược phẩm và được chứng minh là có hiệu quả. Dưới đây là 11 biện pháp đã được sử dụng hiệu quả cho bệnh nhiễm trùng bàn chân do đái tháo đường.
1. Caffeine
Một trong những vấn đề chính khi bị nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường là máu không thể cung cấp vào được những chỗ bị viêm nhiễm, dẫn tới các hợp chất chống nhiễm trùng không thể bảo vệ được những chỗ loét ở chân. Caffeine có thể kích thích hệ thần kinh trung ương và tăng lưu lượng máu, huyết áp, giúp tuần hoàn ở bàn chân và những chỗ viêm nhiễm được cải thiện.
Caffeine giúp tăng lưu lượng máu, tuần hoàn ở bàn chân và những chỗ viêm nhiễm được cải thiện.
2. Lô hội
Đây là một phương thuốc tự nhiên hiệu quả. Gel lô hội có tính chất chống viêm, giảm đau. Khi gel lô hội được bôi tại chỗ viêm loét, nó có thể làm giảm đau và khó chịu, đồng thời ngăn chặn sự nhiễm trùng nhờ vào đặc tính kháng khuẩn của lô hội. Bạn có thể uống nước ép lô hội để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
3. Mã đề
Mã đề thường được sử dụng để cải thiện và chăm sóc sức khỏe cho người đái tháo đường, vì nó có thể giúp điều chỉnh nồng độ insulin và glucose. Bằng cách khắc phục nhiều tác dụng phụ của đái tháo đường, mã đề có thể giúp hạn chế các biến chứng tại chân do đái tháo đường gây ra.
4. Mật ong
Mật ong giúp kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm, chống oxy hóa, do đó có thể sử dụng mật ong vào những vị trí chân bị viêm nhiễm. Các yếu tố được tìm thấy trong mật ong giúp tăng miễn dịch bảo vệ bàn chân, ngăn chặn sự nhiễm trùng thêm tại chân.
Mật ong giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng ở bàn chân
5. Sâm
Sâm giúp điều hòa cơ thể, ổn định nồng độ đường trong máu. Nhân sâm giúp cải thiện sức khỏe của hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng ví dụ như nhiễm trùng bàn chân người đái tháo đường…
6. Hoàng kỳ
Qua nhiều thế hệ, tại các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, Hoàng kỳ đã được sử dụng giúp hỗ trợ hạn chế các biến chứng do đái tháo đường gây ra. Hoàng kỳ bôi trực tiếp lên da, có thể giúp vết thương mau lành, loại bỏ các nhiễm trùng tại các vết loét.
7. Rễ đại hoàng
Loại thảo dược này đã được sử dụng hàng ngàn năm nay, nhưng nó cần được xử lý rất cẩn thận. Đại hoàng có chứa hợp chất emodin là chất kháng sinh có đặc tính kháng viêm. Khi bôi tại chỗ loét, rễ đại hoàng có thể nhanh chóng vô hiệu hóa sự lây nhiễm và giảm viêm loét.
8. Thực phẩm giàu magne
Các nghiên cứu đã chỉ ra, khoáng chất trong cơ thể góp phần vào mức độ nghiêm trọng của sự nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường. Bổ sung chế độ ăn uống có chứa magne giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, kiểm soát nhiễm trùng tốt hơn. Các thực phẩm nhiều magne bao gồm: Rau bina, hạt bí ngô, đậu đen, chocolate đen, bơ và chuối.
9. Sản phẩm từ đậu nành
Đậu nành giúp kích thích lưu thông máu, hỗn hợp của đậu nành và gừng có thể làm nên điều kỳ diệu cho hệ thống tuần hoàn, giúp cho nhiễm trùng bàn chân của người đái tháo đường được kiểm soát.
10. Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng cường sản xuất kháng thể, tăng tốc độ chữa bệnh, giúp cho nhiễm trùng ở bàn chân đái tháo đường nhanh khỏi. Các thực phẩm giàu kẽm như: Hạt bí ngô, ngũ cốc, hạt vừng, thịt, động vật có vỏ, chocolate đen, nấm, các loại hạt…
11. Hoạt chất sinh học từ thiên nhiên
Nhiều nghiên cứu cho thấy, stress oxy hóa và viêm là những tác nhân chính làm tổn thương thần kinh, mạch máu, gây ra biến chứng bàn chân do đái tháo đường. Vì vậy, để có thể giải quyết vấn đề này, cần có những chất có khả năng chống oxy hóa mạnh như Alpha lipoic acid nhờ lợi thế thấm tốt vào các mô tế bào và mô thần kinh, dọn dẹp gốc tự do, nhằm hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của các “rác thải” này đối với cơ thể.
Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra y tế thường xuyên bao gồm kiểm tra bàn chân mỗi lần khám bệnh và kiểm tra các chỉ số cơ bản (A1c, huyết áp và cholesterol); Theo dõi lượng đường trong máu hàng ngày; Tập thể dục thường xuyên; Sử dụng thuốc và sản phẩm thực phẩm chức năng đúng cách, đủ liều.
Hoa Mít H+ (Theo Organicfacts)
Gợi ý TPCN bảo vệ tạng cho người mắc đái tháo đường
Bình luận của bạn