- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Suy nghĩ sai lầm thường gặp về bệnh đái tháo đường ở đây là gì?
Cơ hội xét nghiệm miễn phí men gan - đái tháo đường tại Hà Nội
Những loại trái cây và rau quả tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường
Thừa cân khiến bệnh đái tháo đường type 2 thêm nặng
Tại sao bệnh nhân đái tháo đường điều trị insulin lại bị tăng cân?
Người bị đái tháo đường không nên tập thể dục: Hoàn toàn sai! Tập thể dục rất quan trọng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường nhờ giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện sức khỏe tim mạch, tâm trạng, làm giảm căng thẳng và duy trì ổn định đường huyết. Bệnh nhân đái tháo đường cần nói chuyện với bác sỹ để có được kế hoạch tập luyện phù hợp, tránh hạ đường huyết trong và sau khi tập.
Những người thừa cân/béo phì chắn chắn sẽ mắc đái tháo đường type 2: Không đúng. Thừa cân/béo phì chỉ là một yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường nhưng thực tế thì có rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường type 2 sở hữu cân nặng hoàn toàn bình thường.
Đái tháo đường là một mối phiền toái, nhưng không nghiêm trọng: Rất sai lầm! 2/3 số người mắc bệnh đái tháo đường tử vong sớm vì lên cơn đột quỵ hoặc mắc bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những người có bệnh đái tháo đường thường giảm từ 5 đến 10 năm tuổi thọ so với người không có bệnh.
Trẻ em không thể mắc bệnh đái tháo đường: Sai. Bệnh đái tháo đường type 1 phần lớn xảy ra ở trẻ em, một tình trạng mà các tế bào beta sản xuất hormone insulin trong tuyến tụy hoàn toàn bị phá hủy. Những đứa trẻ bị bệnh đái tháo đường type 1 sẽ cần dùng insulin suốt cả cuộc đời để có thể giữ mức đường huyết luôn trong phạm vi an toàn.
Tôi không ăn quá nhiều đường, bệnh đái tháo đường khó có thể xảy đến với tôi: Không đúng! Với những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, các tế bào beta sản xuất insulin bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch của họ. Trong trường hợp đái tháo đường type 2, kể cả khi bạn ăn ít đường, một chế độ dinh dưỡng giàu calorie và ít vận động đều đặt bạn vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Ăn nhiều đường chỉ là một trong những lý do làm gia tăng nguy cơ đái tháo đường type 2 cho bạn
Tôi có thể tự cảm nhận nồng độ đường trong máu của bản thân là cao hay thấp: Mức đường huyết cao hoặc thấp có thể gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi và khát nước. Tuy nhiên, cần có mức độ dao động lớn mới có thể cảm nhận được các triệu chứng. Cách duy nhất để chắc chắn về mức đường huyết là kiểm tra chúng thường xuyên bằng thiết bị đo đường huyết cầm tay. Theo nghiên cứu đến từ Trường Đại học Copenhagen, Đan Mạch, mức đường huyết tăng, thậm chí là tăng nhẹ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Chế độ ăn uống cho bệnh đái tháo đường là hoàn toàn riêng biệt: Thực tiễn cho thấy, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho người mắc bệnh đái tháo đường gần tương tự như những người khỏe mạnh. Tức là, các bữa ăn nên có nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Cần hạn chế muối, đường, thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Lượng đường trong máu cao là tốt cho một số người, trong khi đối với những người khác là một dấu hiệu của bệnh đái tháo đường: Mức đường huyết cao không bao giờ là bình thường đối với bất cứ ai. Một số bệnh lý, căng thẳng thần kinh và thuốc steroid có thể gây tăng tạm thời nồng độ đường huyết ở những người không bị đái tháo đường. Bất kỳ ai có nồng độ đường trong máu hoặc đường trong nước tiểu cao hơn bình thường đều cần được kiểm tra bệnh bởi một chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Bệnh nhân đái tháo đường không thể ăn cơm, bánh mỳ, khoai tây hoặc mỳ ống: Những người có bệnh đái tháo đường có thể ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột nhưng họ cần kiểm soát lượng tinh bột nạp vào nhằm phòng tránh đường huyết tăng cao.
Người bị đái tháo đường có thể truyền bệnh cho người khác: Lầm tưởng này có nguồn gốc từ những người trong gia đình có bệnh đái tháo đường. Gene cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường nên những người có bố mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao hơn phát triển căn bệnh này.
Chỉ có những người lớn tuổi mới mắc bệnh đái tháo đường type 2: Trên thực tế, ngày càng nhiều trẻ em và thanh thiếu niên được chẩn đoán với bệnh đái tháo đường type 2. Các chuyên gia nói rằng điều này có liên quan đến sự bùng nổ tỷ lệ béo phì ở trẻ do chế độ ăn uống không hợp lý và lười vận động trong xã hội hiện đại.
Trẻ em cũng có thể mắc đái tháo đường
Tôi phải tiêm insulin, điều này có nghĩa là bệnh đái tháo đường của tôi đang trở nên nghiêm trọng: Trong một số trường hợp, chẳng hạn như người bệnh bị dị ứng với thuốc hoặc thuốc không còn tác dụng, tiêm insulin sẽ được chỉ định như một điều trị thay thế.
Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn không thể ăn chocolate hoặc kẹo: Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn chocolate và kẹo nếu họ thường xuyên tập thể dục hoặc ăn chúng như một phần của bữa ăn lành mạnh.
Bệnh nhân đái tháo đường dễ bị cảm lạnh và nhiều bệnh khác: Nếu kiểm soát tốt đường huyết, nguy cơ cảm lạnh hay bất cứ một căn bệnh nào sẽ không tăng so với những người không mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đái tháo đường bị cảm lạnh, đường huyết sẽ khó kiểm soát hơn và điều này có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cho họ.
Người mắc bệnh đái tháo đường không cần phải sử dụng thực phẩm chức năng: Những người mắc bệnh đái tháo đường lâu năm sẽ gặp khó khăn hơn trong việc duy trì ổn định đường huyết so với lúc mới chẩn đoán. Tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị là một biện pháp đơn giản giúp họ quản lý bệnh và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
M. Hiếu H+ (Theo Medical)
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn