Bệnh đái tháo type 2 đường thường mắc gan nhiễm mỡ
Đái tháo đường có được ăn chất béo?
Đái tháo đường vì sang chấn sau chấn thương
Thuốc đái tháo đường có thể kéo dài tuổi thọ
Não chậm phát triển vì đái tháo đường
Bị đái tháo đường có nên dùng thuốc hạ mỡ máu?
GS. Gerald I. Shulman cùng các cộng sự của ông - Đại học Yale (YO) Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu mới trên những người bị mắc bệnh đái tháo đường type 2. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, triglyceride có trong máu và gan có thể được sản sinh một cách độc lập với các hoạt động của insulin ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Insulin không ngăn chặn được việc chuyển hoá đường trong gan. Trong khi đó, chúng ta biết rằng insulin có tác dụng điều hoà đường huyết trong máu bằng các chuyển hoá nó thành năng lượng.
Các nhà khoa học hiểu rằng: Lượng đường tại gan được chuyển hoả thành các triglyceride trong máu, gây ra các bệnh mỡ máu cao và bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, các nhà khoa học mỹ giả thiết rằng sự thay đổi của các tín hiệu insulin đối với gan, không làm cho gan chuyển hoá đường thành các triglyceride có hại cho cơ thể. Nghĩa là việc hình thành triglyceride trong gan mang tính phụ thuộc vào việc cung cấp acid béo cho gan nhiều hơn là hoạt hóa của insulin.
Trong nghiên cứu, phương pháp đo mức độ sản xuất insulin từ acid béo ở 3 nhóm chuột thí nghiệm, một là những con chuột bình thường, nhóm chuột kháng insulin và nhóm được biến đổi gene có các thụ thể insulin được tăng cường.
Kết quả, cả 3 nhóm chuột này đều có mức tăng sản xuất triglyceride mang tính lệ thuộc vào acid béo đầu vào, chứ không phải là do hoạt hóa của insulin trong gan. Nghiên cứu trên cũng giải thích lý do vì sao điều trị bằng insulin không làm trầm trọng thêm bệnh nhưng nó lại gia tăng bệnh gan nhiễm mỡ ở người mắc bệnh đái tháo đường type 2, căn bệnh gan phổ biến nhất thế giới hiện nay.
Bình luận của bạn