Dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm sán dây
Nguy cơ nhiễm sán chó, mèo
Ăn thế nào để tránh nhiễm sán?
Nhiễm sán vì ăn rau trồng ao đầm?
Nguy cơ nhiễm sán từ tôm, cua, ốc nướng
Đau bụng
Nếu bạn bị đau bụng nghiêm trọng và không thuyên giảm sau khi đã uống thuốc thì bạn cần nhanh chóng đến gặp các bác sỹ để thực hiện các xét nghiệm liên quan, nhằm xác định được nguyên nhân chính xác nhất. Trong một số trường hợp, nhiễm sán dây có thể khiến bệnh nhân bị đau bụng nghiêm trọng.
Sán dây có thể sẽ ăn hết các thực phẩm mà bạn ăn uống hàng ngày, đó là lý do khiến bạn bị sút cân nhanh chóng. Nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về trọng lượng cơ thể mà không rõ lý do, kết hợp với những cơn đau bụng dữ dội thì bạn cần nhanh chóng đi khám, thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra xem mình có bị nhiễm sán dây hay không.
Máu trong phân
Sán dây có thể tấn công dạ dày và gây ra các vết loét nhỏ trong ruột. Đây là lý do tại sao những người bị nhiễm sán dây thường có máu trong phân của họ.
Buồn nôn và nôn
Sán dây đi vào cơ thể chủ yếu là do bạn ăn phải thịt chưa nấu chín, dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của chứng đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, nếu bạn thường bị buồn nôn và nôn, tốt nhất nên đi khám để biết được nguyên nhân cụ thể.
Nếu bạn bị tiêu chảy nghiêm trọng, cùng với những cơn đau bụng không rõ nguyên nhân thì bạn cần nhanh chóng đi khám ngay bởi đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm sán dây.
Suy nhược cơ thể
Cũng giống như các biến chứng dạ dày thông thường khác, nhiễm sán dây cũng khiến cơ thể bị suy nhược do các cơn đau bụng, tiêu chảy và nôn ói. Thay vì dùng thuốc, bạn nên đi khám để được các bác sỹ tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất.
Bình luận của bạn