- Chuyên đề:
- Suy tim
Để điều trị bệnh suy tim hiệu quả, cần kết hợp giữa thuốc và thay đổi lối sống
Suy tim có những dạng nào?
Suy tim có những dạng nào?
Phòng ngừa suy tim sau nhồi máu cơ tim
Suy tim do bệnh cơ tim giãn
Dưới đây là hướng dẫn thay đổi lối sống cụ thể của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ dành cho người bệnh suy tim:
1. Bỏ thuốc lá - cải thiện ho, khó thở, đau ngực do suy tim
Mỗi làn khói thuốc mang theo chất độc nicotine làm tăng nhịp tim, huyết áp và làm giảm lưu lượng máu giàu oxy ở các cơ quan trong cơ thể. Không chỉ vậy, hút thuốc lá cũng có thể gây xơ vữa mạch vành - các mạch máu nuôi tim.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng bỏ thuốc lá giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh suy tim, bao gồm: Ho, khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực...
2. Giảm cân, duy trì trọng lượng khỏe mạnh để kiểm soát suy tim
Duy trì trọng lượng khỏe mạnh để kiểm soát suy tim
Tăng hoặc giảm cân đột ngột có thể là dấu hiệu của bệnh suy tim hoặc báo động tình trạng bệnh đang xấu đi.
Nên kiểm tra cân nặng vào cùng một thời điểm trong ngày, tốt nhất là trước bữa ăn sáng và sau khi đi tiểu. Thông báo ngay cho bác sỹ nếu bạn tăng hơn 1kg/ngày hoặc hơn 2kg/tuần.
Tập thể dục (dưới sự hướng dẫn của bác sỹ) là cách tốt nhất để kiểm soát cân nặng.
3. Người bệnh suy tim nên theo dõi lượng nước uống hàng ngày
Suy tim dẫn đến sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể, vì thế, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ về lượng nước nên uống mỗi ngày. Trong một số trường hợp, người bệnh được chỉ định dùng thuốc lợi tiểu để tống bớt nước thừa và natri ra ngoài, “giảm tải” cho trái tim.
4. Hạn chế rượu/bia, caffeine phòng ngừa suy tim
Để phòng ngừa suy tim, nam giới không nên uống quá 1 – 2 ly rượu/ngày, phụ nữ chỉ nên uống 1 ly rượu/ngày. Tương tự với caffeine, người bệnh chỉ nên giới hạn 1 – 2 ly cà phê/ngày và không nên lạm dụng thường xuyên.
Hạn chế caffeine để phòng ngừa suy tim
5. Ăn uống lành mạnh cho tim
Chế độ ăn lành mạnh cho tim trước hết cần hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol và natri như đồ chiên xào, đồ hộp, nội tạng và mỡ động vật, các loại thịt đỏ…
Bên cạnh đó, áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, chất xơ, cá, ngũ cốc…
6. Quản lý căng thẳng giúp tim khỏe hơn
Mỗi ngày, bạn nên dành ra 15 – 20 phút tĩnh lặng, nhắm mắt lại, hít thở sâu và nghĩ về một khung cảnh yên bình. Đó là cách tốt nhất để quên đi mọi lo toan của cuộc sống và giảm gánh nặng cho tim. Ngoài ra, bạn có thể tập yoga hoặc thiền định (nếu được sự đồng ý của bác sỹ).
Quản lý căng thẳng giúp khỏe tim
7. Nghỉ ngơi đầy đủ
Giấc ngủ sâu hay những giây phút thư giãn nghỉ ngơi có liên quan mật thiết tới tình trạng suy tim của bạn. Khi ngủ bạn nhớ kê cao đầu trên chiếc gối êm để có giấc ngủ sâu. Hạn chế ngủ trưa hoặc ăn quá no trước khi đi ngủ nếu bạn bị chứng mất ngủ “tấn công”.
8. Lựa chọn trang phục phù hợp
Chọn trang phục thật thoải mái. Tránh mặc quần, đi tất quá chật vì chúng có thể làm giảm lưu lượng máu đến chân và gây ra các cục máu đông.
9. Tiêm vaccine ngừa cúm, viêm phổi
Đối với những người bị bệnh tim, cảm cúm và bệnh viêm phổi nguy hiểm hơn rất nhiều so với người khỏe mạnh.
Vaccine phòng cúm và viêm phổi tương đối an toàn và ít gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng, vì vậy bạn có thể an tâm tiêm phòng.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn