Đột quỵ - bệnh mùa Đông thường gặp ở người cao tuổi
Amphetamine có thể gây đột quỵ não
Dùng sản phẩm nào để ngăn ngừa cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ?
Những loại thảo dược giúp phục hồi sau cơn đột quỵ
Âm nhạc giúp phục hồi sau cơn đột quỵ?
Không khí lạnh kèm mưa tràn về các tỉnh Bắc Bộ mấy ngày nay khiến cho nhiệt độ giảm mạnh, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 14 - 16 độ C. Nền nhiệt này không những khiến người dân co ro trong giá lạnh mà còn đe dọa sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là người già.
Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Jena (Đức), thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 30%. Nguy cơ này xuất hiện tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của các bác sỹ tại khoa Cấp cứu, bệnh viện Bạch Mai, trong những tháng mùa Đông vừa qua, riêng tại phòng cấp cứu 1, số lượng bệnh nhân đột quỵ tăng 10 - 15% so với ngày thường. Nhiều trường hợp đột quỵ, nhồi máu não do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Phần lớn các bệnh nhân là người cao tuổi.
Người cao tuổi là đối tượng dễ bị đột quỵ tấn công
Ở người cao tuổi, có 3 nhóm đối tượng dễ bị đột quỵ hơn cả khi trời chuyển lạnh và mưa phùn, bao gồm:
Người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường: Khi có các biểu hiện triệu chứng như: đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi, đau lan lên vai, cổ, hàm, hoặc lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái… cần được đưa đi cấp cứu tại các bệnh viện có chuyên khoa can thiệp tim mạch để được chẩn đoán và điều trị nhanh nhất, hạn chế nguy cơ tử vong.
Người đã từng bị đột quỵ: Sau khi đột quỵ lần 1, nguy cơ tái phát lần 2 là rất cao. Tỷ lệ đột quỵ tái phát trong 5 năm đầu tiên là 25%, tức là cứ 100 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ sẽ có 25 trường hợp tái phát sau đó.
Người mắc bệnh dị dạng mạch máu: Bệnh nhân khi gặp thời tiết bất lợi dễ gây ra hiện tượng co mạch, từ đó dẫn tới đột quỵ.
Sở dĩ, người cao tuổi dễ bị đột quỵ khi thời tiết lạnh là do một trong những nguyên nhân:
Tăng tiết catecholamine: Không khí lạnh khiến cơ thể tăng tiết catecholamine là một chất gây co mạch ngoại biên để giúp cơ thể tránh bị mất nhiệt, nhưng lại gây dồn máu về các cơ quan quan trọng như tim, phổi, não... và do đó có thể gây đứt vỡ các mạch máu. Nhiều người cao tuổi có thói quen dậy sớm để tập thể dục buổi sáng, điều này là không nên vì lúc này, nhiệt độ xuống rất thấp, nhiều sương và dễ khiến họ nhiễm lạnh.
Bên cạnh đó, cơ thể nhiễm lạnh cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu và độ nhớt của máu. Khi đó lượng enzyme tiêu hủy sợi huyết giảm, lòng mạch bị thu hẹp, máu hay bị vón cục và lưu lượng máu qua não giảm, dẫn đến đột quỵ.
Sự chênh lệch nhiệt độ: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột (ví dụ như từ trong nhà hoặc trong chăn ấm ra ngoài trời lạnh) khiến cho cơ thể không kịp thích nghi, các mạch máu bị co lại, dẫn đến huyết áp tăng nhanh và bị đột quỵ.
Lạm dụng bia rượu: Thời tiết lạnh khiến chất cồn lưu lại trong máu lâu hơn, bởi lẽ, lúc này khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm, từ đó khiến huyết áp tăng cao, dễ dẫn đến đột quỵ.
Để dự phòng bệnh đột quỵ trong những ngày mưa lạnh, người cao tuổi nên giữ ấm cho cơ thể, tránh gió ngoài trời, không bước ra ngoài gió ngay khi thức dậy tránh để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột... Bên cạnh đó, tăng cường tập thể dục (tập trong nhà hay tập khi nắng ấm, vận động vừa sức sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe), kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, đo huyết áp đều đặn mỗi ngày... Thêm vào đó, người cao tuổi có thể dùng một số sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng giảm tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
Các chuyên gia khuyến cáo, nên lựa chọn các sản phẩm có chứa Nattokinase kết hợp với thảo dược khác như hoa hòe, hoàng liên, đan sâm để giải quyết xơ vữa động mạch, tăng sức bền thành mạch và tăng cường máu nuôi não. Bởi khi giảm xơ vữa động mạch là cách gián tiếp hạn chế cục máu đông mới hình thành, từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ đột quỵ hiệu quả.
Bình luận của bạn