Mề đay giao mùa: Tổng hợp các dạng phức tạp của mề đay

Mề đay giao mùa nổi về bản chất giống với bệnh mề đay thông thường

Nổi mề đay do dị ứng thức ăn

Bệnh mề đay có nguy hiểm không?

Bệnh mề đay “điều hòa”

Vì đâu mề đay lên mãi mà không dứt?

Bệnh mề đay giao mùa thực chất chỉ là tên gọi do bệnh xuất hiện vào thời điểm giao mùa còn về cơ bản thì không có sự khác biệt với bệnh mề đay thông thường.

Mề đay giao mùa do các nguyên nhân tương ứng gây ra được chia thành hai dạng chính là mề đay do các kích thích vật lý và mề đay do dị ứng.

Giao mùa là thời điểm dễ mắc bệnh mề đay

Đối với mề đay vật lý, người bệnh bị nổi mề đay khi tiếp xúc với một số yếu tố vật lý như nóng hay lạnh thay đổi đột ngột, tiếp xúc với nắng, gió to thổi vào da hay bị tác động khi đi xe máy… Bệnh nhân bị mắc mề đay vật lý trong lúc giao mùa thường vì họ tiếp xúc nhiều với những yếu tố từ môi trường nên việc phòng tránh cũng không hề đơn giản. Tuy nhiên, bệnh nhân lại dễ dàng phát hiện nguyên nhân nổi mề đay.

Dạng mề đay thứ hai cũng thường gặp khi giao mùa là mề đay do dị ứng. Dị ứng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng từ môi trường - gọi là dị nguyên. Các bác sỹ bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, dị nguyên rất đa dạng và có thể là bất cứ thứ gì và phụ thuộc vào cơ địa dị ứng của từng người.

Khi có sự chuyển đổi từ mùa này sang mùa khác, các đặc trưng của mùa như phấn của các loại hoa, cây cỏ khiến cho người bệnh bị dị ứng dẫn đến nổi mề đay. Ví dụ, vào mùa hoa xoan, bệnh nhân dị ứng với hoa xoan cũng có thể nổi mề đay. Mùi của hoa cũng là một nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh không cần tiếp xúc trực tiếp.

Thời điểm giao mùa cũng thường hay xuất hiện các loại côn trùng như bướm, ong. Các loại phấn hoa, hương từ côn trùng cũng sẽ khiến người bệnh nổi mề đay. Đó cũng là nguyên nhân tại sao có nhiều người cứ đến thời điểm chuyển mùa lại bị căn bệnh ngứa ngáy, khó chịu này.

Để điều trị mề đay giao mùa, người bệnh cần tránh các tác nhân gây dị ứng từ môi trường. Điều này sẽ khó với người bệnh vì dị nguyên ở khắp nơi trong môi trường sống. Do vậy giải pháp tốt nhất cho người bệnh là tăng sức đề kháng bên trong cơ thể, tăng cường khả năng thải độc và giải độc để chống lại các yếu tố dị nguyên xâm nhập từ bên ngoài. Kết hợp tăng cường cả 3 yếu tố trên thì mề đay giao mùa sẽ giảm dần và không còn tái phát.

Tiêu Bắc H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu