- Chuyên đề:
- Huyết áp thấp
Huyết áp thấp nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm
Chân tay lạnh, nhịp tim không đều có phải mắc bệnh huyết áp thấp?
Bị huyết áp thấp cần làm gì để "kéo" huyết áp lên cao?
Phụ nữ sau sinh có dùng được Hồng Mạch Khang không?
Chóng mặt, choáng váng do huyết áp thấp có chữa khỏi không?
Huyết áp càng thấp, tỷ lệ tử vong càng cao
Mấy tháng gần đây chị Trần Thùy Dung (Thanh Xuân – Hà Nội) thường có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, chân tay cũng thường bị lạnh. Mỗi lần phải leo bộ cầu thang chị lại bị thở dốc, toát mồ hôi. Chị đi khám bác sỹ thấy kết quả chụp X-quang tim, phổi, ổ bụng đều bình thường, chỉ có phần huyết áp “hạ xuống”. Nhìn thấy kết quả chị đã vội thở phào, huyết áp thấp hầu như phụ nữ nào cũng bị nên chẳng có gì mà lo”.
Huyết áp thấp khiến chị em bị hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi
Cơ sở cho việc chị không phải lo khi bệnh án ghi huyết áp thấp là những người quanh chị như chị em gái, cô bạn thân, đồng nghiệp cùng cơ quan… của chị cũng đều bị huyết áp thấp nhưng không ai bị làm sao. Để đối phó với chứng “huyết áp thấp”, chị được mọi người truyền cho bí quyết: Đừng để bụng đói cồn cào. Chị Dung cho rằng: “Vì công việc nhiều hơn nên dẫn đến mệt mỏi, gầy đi nên huyết áp tụt xuống, ăn vào là nó lên”.
Một lần vào giữa đêm chị dậy đi vệ sinh thì bị choáng ngã đến bất tỉnh. Cả nhà hoảng hốt đưa chị đi cấp cứu. Bác sỹ kết luận vì huyết áp của chị chưa ổn định khiến chị không đứng vững khi thay đổi tư thế bất ngờ ngay sau lúc ngủ say. Cú ngã đó khiến đầu chị va đập vào thành cầu thang, cũng may, tính mạng không bị đe dọa. Từ đó, chị và cả nhà không ai dám coi thường căn bệnh huyết áp thấp nữa.
Không chỉ chị Dung mà nhiều người cũng có quan niệm rằng tăng huyết áp mới đáng sợ, vì nó có thể gây đột quỵ, tai biến chứ huyết áp thấp thì chỉ cần bồi bổ là có thể cải thiện. Chính vì sự chủ quan này những ca biến chứng do huyết áp thấp ở Việt Nam ngày càng tăng.
Huyết áp thấp có thể gây nhiều biến chứng
Huyết áp thấp dẫn đến việc vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy lên não bị hạn chế, kết quả là gây ra những rối loạn thần kinh và làm tổn thương não nhiều hơn. Ở mức độ nhẹ thì thường thấy chứng đau đầu, chóng mặt, say tàu xe… nặng thì có thể dẫn đến rối loạn chức năng của não bộ, nhồi máu não hay thậm chí là tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời.
Chứng huyết áp thấp lâu ngày dẫn đến suy nhược cơ thể, người bệnh mắc chứng mệt mỏi kinh niên, buồn ngủ và rất thèm ngủ, cơ thể lúc nào cũng cảm thấy đuối sức, leo cầu thang là có cảm giác hụt hơi, tim đập thình thịch. Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm cho nhịp tim nhanh hơn, gây choáng và ngất. Người tụt huyết áp có thể bị sốc, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim… thậm chí là tử vong.
Nếu không điều trị kịp thời, người bị huyết áp thấp có thể bị đau thắt ngực
Để tránh tình trạng hạ huyết áp quá mức ở người huyết áp thấp, cần bổ sung nước đầy đủ, khoảng 2 lít nước/ngày, mỗi lần uống từ 100 - 150 ml, cách nhau 15 - 20 phút. Nên ăn nhiều trái cây tươi như cam, quýt, chuối, nho để cung cấp đầy đủ các chất điện giải cho cơ thể.
Bên cạnh các biện pháp trên, việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên giúp nâng huyết áp, tăng cường tuần hoàn và lưu thông khí huyết, dùng kéo dài nhiều ngày không lo tác dụng phụ.
Theo kinh nghiệm của y học cổ truyền, để giảm biến chứng do huyết áp thấp cần dùng các vị thuốc hay bài thuốc có tác dụng bổ máu, tăng cường lưu thông máu để cơ thể tự điều chỉnh và thiết lập lại cân bằng huyết áp. Điển hình là vị thuốc Đương quy, trong đó phần rễ chính là Quy đầu được sử dụng rất nhiều với bệnh huyết áp thấp. Ngoài tác dụng bổ máu, tăng tạo máu, các hoạt chất sinh học trong Quy đầu còn có công dụng tương tự hormon estrogen và progesterone nội sinh giúp điều chỉnh và cân bằng huyết áp hiệu quả.
Hiện nay, Quy đầu đã được ứng dụng kết hợp với các vị thuốc khác như Ích trí nhân, Xuyên tiêu, Magne lactate... để tạo nên một công thức toàn diện dành riêng cho người huyết áp thấp. Những sản phẩm thảo dược ấy có thể làm giảm các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt… đồng thời giúp nâng cao và ổn định huyết áp một cách bền vững. Chính vì vậy, việc kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập và sử dụng các bài thuốc Đông y để nâng huyết áp là hướng hỗ trợ điều trị lâu dài và tích cực cho người huyết áp thấp.
Thùy Trang H+
Bình luận của bạn