- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Bạn cần chú ý những gì khi chung sống cùng người bệnh đái tháo đường?
Người bị đái tháo đường type 2 dùng TPBVSK Glutex được không?
Tại sao đường huyết 5 giờ sáng tăng cao, điều trị thế nào?
Làm sao để vết thương ở người bệnh đái tháo đường nhanh lành?
Đường huyết sau ăn 2 giờ 4,5mmol/l có thấp quá không?
Nếu có người nhà mắc bệnh đái tháo đường, bạn đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết này để có thể xây dựng kế hoạch chăm sóc người bệnh đái tháo đường một cách khoa học nhất.
Những điều người bệnh đái tháo đường cần làm hàng ngày
Hầu hết người bệnh đái tháo đường đều sẽ cần tạo ra những thói quen hàng ngày cho riêng mình. Do đó, nếu có người thân mắc bệnh, bạn nên chú ý nhắc nhở họ thực hiện đúng những lời khuyên dưới đây:
- Người bệnh đái tháo đường cần chú ý giữ đường huyết ổn định: Họ có thể cần ghi chép lại các thông tin về chỉ số đường huyết, lịch trình uống thuốc, tập thể dục, chế độ ăn uống… hàng ngày. Các thông tin này sẽ giúp bác sỹ xây dựng hướng điều trị, đưa ra phương án thay đổi điều trị phù hợp, kịp thời cho người bệnh nếu cần.
- Người nhà nên chú ý nhắc nhở người bệnh đái tháo đường đợi ít nhất 1 giờ hoặc lâu hơn nếu muốn tập thể dục sau khi ăn. Nguyên nhân là bởi lúc này, lượng đường huyết có xu hướng tăng lên cao hơn. Nếu tập thể dục ngay có thể gây rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm toan ceton - một biến chứng cấp tính có thể gây hôn mê cho người bệnh đái tháo đường.
Nếu người bệnh tập thể dục xa nhà, bạn nên nhắc họ mang theo nước, một chút bánh kẹo ngọt để đề phòng nguy cơ hạ đường huyết quá mức. Người bệnh đái tháo đường cũng cần được kiểm tra đường huyết trước, trong và sau khi tập thể dục.
- Nên nhớ, căng thẳng, stress có thể ảnh hưởng tới lượng đường huyết. Do đó, người nhà nên khuyến khích người bệnh thực hiện một số hoạt động giúp giảm căng thẳng như đi bộ, hít thở sâu, làm vườn, nghe nhạc… Đôi khi, người bệnh thường lo lắng quá nhiều về bệnh tật của mình, vì vậy sự động viên, trò chuyện của người thân là rất quan trọng.
- Nếu người bệnh gặp khó khăn trong việc thực hiện những điều này (ví dụ như theo dõi lượng đường huyết, uống thuốc), người nhà có thể giúp đỡ để người bệnh kiểm soát đái tháo đường tốt hơn.
Người nhà có thể cần chú ý giúp đỡ, nhắc nhở người bệnh kiểm soát đường huyết
Vệ sinh cá nhân
Vệ sinh răng miệng
Người bệnh đái tháo đường thường có nguy cơ cao mắc các vấn đề răng miệng như bệnh nướu răng, nhiễm nấm, khô miệng. Đó là lý do tại sao việc chăm sóc vệ sinh răng miệng rất quan trọng với người bệnh đái tháo đường. Tốt hơn hết, người bệnh nên đánh răng bằng bàn chải lông mềm sau mỗi bữa ăn, dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày.
Chăm sóc bàn chân
Tình trạng móng quặp (móng mọc ngược) có thể khiến người bệnh đái tháo đường dễ bị thương, bị nhiễm trùng, gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, người nhà nên chú ý nhắc nhở, giúp người bệnh kiểm tra móng chân 1 lần/tuần. Bạn nên chú ý tới các dấu hiệu sưng tấy, nhiễm trùng tại bàn chân của người bệnh.
Để tránh tình trạng móng quặp, móng chân của người bệnh đái tháo đường nên được cắt bằng, tránh tỉa cong phần góc các móng.
Một lưu ý nữa là các vết chai, các vết cắt trên bàn chân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời cũng có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ đoạn chi. Điều này đặc biệt đúng với những người đã bị tổn thương thần kinh, dẫn tới việc họ không cảm nhận được cảm giác đau, không biết mình đang bị thương ở bàn chân.
Tắm rửa
Người bệnh đái tháo đường nên tắm rửa với xà phòng dịu nhẹ, nên tắm vòi hoa sen với nước ấm (tránh nước quá nóng) để ngăn ngừa tình trạng khô da. Sau khi tắm xong, bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm để dưỡng da, nhưng tránh thoa kem vào phần da giữa các ngón chân.
Sau khi tắm, người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra bàn chân để phát hiện các nốt mẩn đỏ, các nốt mụn nước, vết loét bàn chân… Người nhà cũng nên chú ý theo dõi nếu thấy các vết thương tại bàn chân của người bệnh lâu lành.
Lựa chọn trang phục phù hợp
Người bệnh đái tháo đường không nên đi chân trần, kể cả khi ở trong nhà. Tốt hơn hết, người bệnh nên chọn các loại giày da mềm, có phần đế đệm tốt giúp hỗ trợ, nâng đỡ bàn chân. Người bệnh đái tháo đường cũng không nên đi tất quá chật vì điều này có thể làm giảm khả năng tuần hoàn máu.
Nếu mới mua giày mới, bạn nên thử kiểm tra bàn chân sau 1 - 2 tiếng mang giày. Chú ý tới các vết cắt, vết phồng rộp trên bàn chân (nếu có). Nếu vết thương không lành sau một vài ngày, người bệnh sẽ cần đi khám để được xử lý vết thương kịp thời.
Sử dụng sản phẩm từ thảo dược
Sử dụng sản phẩm từ thảo dược là giải pháp được chuyên gia đánh giá cao bởi tính an toàn và hiệu quả hỗ trợ kiểm soát đái tháo đường rõ rệt. Đặc biệt, với các thảo dược như câu kỷ tử, nhàu, hoài sơn, mạch môn, người bệnh không chỉ ổn định đường huyết một cách dễ dàng hơn mà quan trọng hơn, chúng còn giúp ngăn chặn sớm và giảm thiểu những nguy hại mà biến chứng đái tháo đường gây ra cho sức khỏe người bệnh.
Vi Bùi H+ (Theo Webmd)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường - giải pháp chuyên biệt giúp phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường
Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm hỗ trợ hiệu quả, giúp:
- Phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.
- Giảm và ổn định đường huyết.
- Giảm cholesterol máu.
Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn