- Chuyên đề:
- Chăm sóc da
- Ngăn ngừa vẩy da
Bạn có đang "mất ăn mất ngủ" vì cơn ngứa do bệnh chàm bùng phát vào ban đêm?
Mẹo ngăn ngừa bệnh chàm bùng phát vào mùa Đông
Trẻ bị tay chân miệng nên xử lý như thế nào?
Trị bệnh ghẻ nước tại nhà với 4 nguyên liệu tự nhiên
Mách bạn cách “đánh bay” mụn ở lưng tại nhà hiệu quả
Bệnh chàm (còn gọi là viêm da dị ứng, eczema) là bệnh da liễu phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Ngứa da, nổi mụn đỏ là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân bị chàm. Bệnh chàm không nguy hiểm nhưng lại làm người bệnh khó chịu với vòng luẩn quẩn ngứa-gãi, càng ngứa càng gãi, càng gãi càng ngứa. Đặc biệt, khi bệnh chàm bùng phát vào ban đêm, cảm giác khó chịu tăng lên khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe và suy giảm chất lượng cuộc sống.
Tại sao bệnh chàm bùng phát vào ban đêm?
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm. Tuy nhiên, các yếu tố như di truyền và môi trường có thể liên quan. Các tác nhân kích hoạt bệnh chàm phải kể đến:
- Nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại;
- Tiếp xúc với xà phòng, các chất tẩy rửa;
- Mỹ phẩm (đặc biệt và mỹ phẩm có chứa formaldehyde);
- Phấn hoa, lông động vật, nấm mốc;
- Căng thẳng, lo lắng.
- Khói thuốc lá.
Bệnh chàm làm tăng nguy cơ trầm cảm, nhiễm trùng da...
Trước những nguyên do trên, các triệu chứng bệnh chàm có thể tồi tệ hơn vào ban đêm vì:
- Chu kỳ ngủ-thức của cơ thể. Thân nhiệt của người thường giảm vào ban đêm, sự thay đổi nhiệt độ này khiến triệu chứng bệnh chàm bùng phát.
- Người bệnh dưỡng ẩm da trước khi đi ngủ, nhưng có thể đã hết tác dụng khi vào ban đêm.
- Người bệnh có thể tỉnh một vài lần trong giấc ngủ để gãi mà không biết, điều này khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên trầm trọng hơn.
Cách ngăn ngừa ngứa da do bệnh chàm bùng phát vào ban đêm
Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh chàm bùng phát vào ban đêm là tránh các tác nhân kích hoạt bệnh trước khi đi ngủ. Dưới đây là các mẹo có thể giúp ngăn ngừa ngứa da vào ban đêm do bệnh chàm:
Dưỡng ẩm tốt trước khi đi ngủ: Sử dụng kem dưỡng ẩm gốc dầu hoặc thuốc bôi (chẳng hạn như kem steroid). Tránh hoặc thận trọng khi sử dụng thuốc mỡ kháng khuẩn, chẳng hạn như những loại có chứa neomycin hoặc bacitracin, vì chúng có thể gây kích ứng da. Bạn có thể tham vấn bác sỹ để lựa chọn sản phẩm phù hợp với mức độ bệnh.
Tắm với bột yến mạch hoặc giấm: Đặc tính chống viêm, làm dịu da của bột yến mạch rất hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm như viêm, ngứa ngáy, khô và đỏ da. Nhớ dưỡng ẩm trong vòng 3 phút sau khi tắm để khóa ẩm.
Liệu pháp quấn ướt giảm ngứa ngáy do bệnh chàm rất hiệu quả
Liệu pháp quấn ướt: Nếu da có xu hướng bị khô vào ban đêm, hãy thử quấn khăn ẩm quanh vùng da bị chàm sau khi dưỡng ẩm. Để quấn qua đêm có thể giúp giữ nước cho da.
Trang phục: Không sử dụng ga trải giường hoặc đồ ngủ làm các loại vải có thể gây kích ứng da, chẳng hạn như len hoặc polyester. Thay vào đó nên sử dụng vải cotton sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Mang găng tay khi đi ngủ: Để hạn chế việc ngủ quên và gãi vết chàm khiến ngứa nặng hơn, bạn có thể đeo găng tay hoặc để móng tay thật ngắn.
Giữ nhiệt độ phòng mát mẻ: Nóng hoặc việc đổ mồ hôi có thể khiến da ngứa hơn.
Hoạt động giúp có giấc ngủ ngon: Người bệnh nên đi ngủ vào một khung giờ cố định, dành thời gian cho hoạt động thư giãn (chẳng hạn như đọc sách, thiền) trước khi đi ngủ.
Nếu bệnh chàm khiến người bệnh mất ngủ kéo dài, hoặc nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sỹ có thể đề nghị dùng thuốc ức chế miễn dịch. Cách này ngăn ngừa hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức và làm bùng phát bệnh chàm. Liệu pháp ánh sáng cũng được áp dụng đối với trường hợp chàm nặng.
Bình luận của bạn