Lời khuyên dinh dưỡng dành cho bệnh nhân đái tháo đường

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu

Bị đái tháo đường đừng dại bỏ bữa sáng

Triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2 là gì?

Làm thế nào để ngăn ngừa biến chứng võng mạc đái tháo đường?

Di truyền: Yếu tố gây đái tháo đường

Tuy nhiên, theo BS. Susan Palczynski - chuyên gia dinh dưỡng về bệnh đái tháo đường tại Trung tâm Y khoa Đại học Loyola ở Maywood, Hoa Kỳ, chế độ ăn uống như thế nào được coi là “hợp lý” lại không hề đơn giản với bệnh nhân đái tháo đường.

Nhiều câu hỏi của bệnh nhân đã được gửi cho BS. Susan Palczynski và dưới đây là một số thắc mắc tiêu biểu về chế độ ăn uống của họ:

1. Tôi có thể ăn carbohydrate không, thưa bác sỹ?

Carbohydrate (năng lượng) sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhưng bạn không nhất thiết phải loại bỏ tất cả các món ăn giàu năng lượng trong chế độ dinh dưỡng. Điều quan trọng là, bạn phải biết hạn chế nó, tránh ăn quá nhiều và thay đổi (tăng/giảm) lượng carbohydrate nạp vào tùy thuộc vào mức độ hoạt động thể chất, trọng lượng và chiều cao của bạn. Cách tốt nhất là hãy hỏi người khám bệnh, họ sẽ tư vấn cho bạn một cách chi tiết về kế hoạch dinh dưỡng tốt nhất để quản lý đái tháo đường phù hợp với thể trạng, công việc và thói quen hàng ngày.

2. Người bệnh đái tháo đường nên lựa chọn các loại thực phẩm nào?

Hạn chế thực phẩm giàu carbohydrate, thay vào đó là ăn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao là quy tắc trong chế độ ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường. Bạn có thể cung cấp calorie cho cơ thể bằng cách tăng cường ăn ngũ cốc nguyên hạt cùng các loại rau và trái cây ít đường.

3. Tôi có được phép ăn đồ ngọt không?

Với người mắc đái tháo đường, các loại đồ ngọt như bánh, kẹo... không nên sử dụng. Để cắt cơm thèm đường, sự lựa chọn hoàn hảo là ăn một vài miếng trái cây ít đường.

4. Tại sao các bác sỹ nói với tôi rằng, tôi được phép ăn chất béo? Tôi nghĩ chất béo thực sự không tốt với căn bệnh tôi đang mang.

Chất béo cũng có nhiều loại, tiêu thụ chất béo không lành mạnh, chẳng hạn như các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có nhiều trong thịt, bơ, pho mát... có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.

Tuy nhiên, trong một số thực phẩm lại có chứa các chất béo lành mạnh có tác dụng làm giảm cholesterol "xấu" (lipoprotein mật độ thấp hoặc LDL) rất tốt cho bệnh đái tháo đường. Ý bác sỹ ở đây là, bạn nên ăn các loại chất béo không bão hòa đơn, không bão hòa đa, chất béo omega-3...

Dầu olive được khuyến cáo nên dùng cho bệnh nhân đái tháo đường

5. Loại thực phẩm nào mới có chất béo lành mạnh thưa bác sỹ?

Chất béo lành mạnh thường có nguồn gốc đến từ thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu canola... Lưu ý, mặc dù các loại hạt và các loại dầu thực vật được coi là chất béo lành mạnh nhưng chúng cũng chứa một lượng cao calorie nên bạn cần ăn có điều độ.

6. Tôi không ăn mặn nhưng tại sao tôi vẫn phải quan tâm tới natri?

Theo khuyến cáo, những người mắc bệnh đái tháo đường cần tiêu thụ ít hơn 1.500 mg natri mỗi ngày. Lượng muối cao nạp vào cơ thể sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và bệnh tim sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của đái tháo đường. Tuy bạn không có thói quen ăn mặn nhưng các loại thực phẩm chế biến sẵn lại thường có rất nhiều muối mà bạn không để ý. Do đó, bạn cần tạo cho mình thói quen đọc nhãn các loại thực phẩm để quản lý lượng natri nạp vào.

7. Tôi có được uống rượu không?

Rượu có thể làm đột biến mức độ đường trong máu của bạn. Tốt nhất là không sử dụng rượu khi được chẩn đoán đái tháo đường, trong một số trường hợp nếu muốn sử dụng, cần kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi uống rượu để xem sự ảnh hưởng của loại rượu đó ảnh hưởng tới mức đường huyết của bạn như thế nào.

8. Tôi ăn uống lành mạnh nhưng vì sao tôi vẫn không thể giảm cân?

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên cũng quan trọng không kém. Kể cả khi có chế độ ăn uống rất lành mạnh nhưng nếu bạn không di chuyển, lượng calorie vẫn sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo và bạn sẽ khó có thể giảm được cân như ý muốn. Vì vậy, hãy cố gắng dành ra ít nhất 150 phút để tập thể dục như đi bộ, đạp xe, bơi lội mỗi tuần.

9. Cách tốt nhất để ổn định năng lượng nhưng không bị tăng trọng lượng là gì?

Có một chế độ ăn kết hợp của protein từ thịt nạc, chất béo lành mạnh với carbohydrate là cách tốt nhất để có thể quản lý trọng lượng nhưng vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Carbohydrate thường tiêu hóa trong cơ thể nhanh hơn, việc kết hợp protein và chất béo sẽ làm chậm quá trình này, từ đó ngăn cho lượng đường huyết không gia tăng một cách đột biến. Lưu ý, bệnh nhân đái tháo đường cần tập trung ăn 3 bữa chính, mỗi bữa cách nhau khoảng 4 giờ đồng hồ, không ăn quá nhiều và tốt nhất là tránh ăn vặt.

Ngoài ra, để kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu và ổn định mức năng lượng, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường với thành phần từ các loại thảo dược thiên nhiên.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Sản phẩm TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.

Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết