- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường bị gout sẽ phải chú ý nhiều tới chế độ ăn uống hàng ngày
5 loại dầu ăn tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường
Đâu là những loại cá tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường?
Đái tháo đường: 5 sai lầm cần tránh khi tự đo đường huyết tại nhà
Giảm 10% trọng lượng cơ thể giúp thuyên giảm đái tháo đường type 2
Dưới đây là một vài lưu ý trong chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường bị gout:
Nên ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày
Người bệnh đái tháo đường bị gout nên ăn 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa ăn lớn như bình thường. Nhìn chung, bạn vẫn có 3 bữa chính, xen kẽ giữa đó là 3 bữa ăn nhẹ trong suốt cả ngày. Bạn cũng nên nhắm mục tiêu phân bổ lượng calorie trong các bữa ăn như sau:
- Thực phẩm giàu carbohydrate nên chiếm 45 - 65% tổng lượng calorie hàng ngày.
- Thực phẩm giàu chất béo nên chiếm 25 - 35% tổng lượng calorie hàng ngày.
- Thực phẩm giàu protein chỉ nên chiếm 12 - 20% tổng lượng calorie hàng ngày.
Nên tiêu thụ từ 45 - 60gr carbohydrate mỗi bữa ăn
Theo hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, người bệnh đái tháo đường bị gout nên ăn từ 45 - 60gr carbohydrate trong mỗi bữa ăn để kiểm soát đường huyết tốt nhất. Để bạn dễ hình dung, các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý có khoảng 15gr carbohydrate trong:
Người bệnh đái tháo đường bị gout nên chú ý kiểm soát lượng carbohydrate tiêu thụ
- 200ml sữa hoặc nước cam.
- 6 - 8 viên kẹo cứng.
- 1 lát bánh mì.
- 4 - 6 cái bánh quy.
- 28gr khoai tây nướng.
- 6 miếng gà viên.
Nên ăn thực phẩm giàu protein tốt
Nhìn chung, để kiểm soát nồng độ acid uric trong máu, người bệnh đái tháo đường bị gout nên ăn 0,8gr protein tốt với mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ví dụ, nếu nặng 64kg, bạn nên ăn 0,8 x 64 = 51,2gr protein/ngày.
Bạn cũng phải giới hạn lượng protein tiêu thụ để kiểm soát gout
Thực phẩm giàu protein tốt được đánh giá dựa trên chỉ số PDCAAS. PDCAAS là giá trị nằm trong khoảng từ 0 - 1, giúp đánh giá chất lượng protein dựa theo mối quan hệ giữa nhu cầu của con người với thành phần acid amin trong chúng. Theo đó, 0 là điểm số thấp nhất, còn 1 là điểm số cao nhất.
Một vài thực phẩm giàu protein và chỉ số PDCAAS của chúng:
- Sản phẩm từ đậu nành, lòng trắng trứng: 1.
- Thịt bò, đậu nành: 0,9.
- Đậu đen, đậu xanh, trái cây, rau củ: 0,7.
- Ngũ cốc, lạc/đậu phộng: 0,5.
- Lúa mì: 0,4.
Tuy nhiên bạn nên hạn chế các thực phẩm giàu protein nhưng chứa nhân purin như: Thịt đỏ, hải sản (cá thu, cá cơm, tôm, cua…), nội tạng động vật, đậu Hà Lan, đồ hộp, mì ăn liền... Nguyên nhân là bởi purin có thể chuyển hóa thành acid uric, có thể khiến bạn bị đau khớp nhiều hơn.
Chú ý tới lượng chất béo tiêu thụ hàng ngày
Người bệnh đái tháo đường chỉ nên tiêu thụ tổng cộng từ 1.500 - 1.800 calorie/ngày. Trong đó, bạn nên bổ sung 25 - 35% lượng calorie hàng ngày từ chất béo.
Như vậy, nếu tiêu thụ 1.500 calorie/ngày, bạn có thể bổ sung từ 41,6 - 58,3gr chất béo/ngày. Với người bệnh đái tháo đường bị gout, các thực phẩm giàu acid béo omega-3 là nguồn chất béo tốt nhất.
Tránh bỏ bữa
Bỏ bữa có thể khiến lượng đường huyết hạ thấp nguy hiểm. Điều này sẽ khiến bạn thấy mệt mỏi, thậm chí choáng ngất vì cơ thể đã dùng hết lượng đường lưu trữ khi không được bổ sung năng lượng từ thức ăn.
Nên ăn uống đúng giờ
Hãy đảm bảo bạn ăn các bữa chính, bữa phụ vào một thời điểm cố định mỗi ngày. Điều này sẽ giúp những người bệnh đái tháo đường bị gout làm quen với việc tiêu thụ glucose từ thực phẩm, giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Ưu tiên thực phẩm giàu anthocyanin
Anthocyanin là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ uric trong khớp. Chất này có có nhiều trong các thực phẩm màu đỏ, tím như cà tím, việt quất, mận, nho đen, lựu, cherry, đào...
Bên cạnh chế độ ăn, để điều trị bệnh gout và đái tháo đường tốt hơn, bạn cũng cần cố gắng duy trì tập thể dục thường xuyên để cơ thể loại bỏ acid uric dư thừa tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội để tránh tạo áp lực lên các khớp.
Sử dụng thêm các thảo dược như mạch môn, nhàu, hoài sơn, câu kỷ tử cũng là giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Nghiên cứu cho thấy, các thảo dược này có tác dụng chống viêm, tăng cường chức năng tuyến tụy, nhờ đó ổn định đường huyết và trì hoãn tiến triển của bệnh gout cũng như nhiều biến chứng đái tháo đường khác.
Vi Bùi H+ (Theo Wikihow)
Thực phẩm bảo vê sức khỏe Hộ Tạng Đường - hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường
Với thành phần từ Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử, Nhàu, thực phẩm bảo vê sức khỏe Hộ Tạng Đường giúp:
- Hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường.
- Giúp ổn định đường huyết.
- Hỗ trợ giảm cholesterol máu.
Thực phẩm bảo vê sức khỏe Hộ Tạng Đường không chữa khỏi bệnh đái tháo đường nhưng sẽ giúp bạn sống khỏe và sống vui hơn. Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng của bạn.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 218.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn