PSA là một trong các xét nghiệm dùng để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Xuất tinh thường xuyên có làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?
Tưởng bệnh bất lực hóa ra bị ung thư tuyến tiền liệt
5 quan niệm sai lầm về bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Thắt ống dẫn tinh không làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
PSA, hay xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt là một xét nghiệm máu có thể giúp bác sỹ đánh giá mức protein được sản xuất bởi tuyến tiền liệt.
Ở nam giới khỏe mạnh, mức PSA thường dưới 4 ng/mL. Nếu mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, phần lớn các trường hợp sẽ có mức PSA đo được trên 4ng/ml. Tuy nhiên, cũng có khoảng 15% nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt khi mức PSA dưới 4ng/mL. Điều này nói lên rằng, chỉ xét nghiệm PSA cũng không thể chắc chắn 100% là người đó có đang mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt hay không.
Thông thường, các bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm PSA và kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (phương pháp này yêu cầu bác sỹ đưa một ngón tay vào vùng trực tràng để kiểm tra trực tiếp) để xác định dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt. Nếu cả hai cho thấy có dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt, bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm sinh thiết (khảo sát mẫu tế bào, hoặc mẫu mô dưới kính hiển vi) để có thể đưa ra chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt một cách chính xác.
Ngoài ung thư, dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến mức PSA tăng cao.
+ Tuổi tác: Tuổi tác có thể tác động tới mức PSA. Các nghiên cứu cho thấy, mức PSA có xu hướng tăng dần theo độ tuổi của nam giới.
+ Viêm tuyến tiền liệt: Nếu nam giới bị viêm tuyến tiền liệt, mức PSA có thể tăng cao hơn bình thường. Ngoài gia tăng mức PSA, nam giới bị viêm tuyến tiền liệt có thể gặp khó khăn khi tiểu tiện, đau khi đi tiểu, phát sốt, suy giảm chức năng tình dục, khó xuất tinh...
Tuổi tác có thể tác động tới mức PSA
+ Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH): Sự mở rộng của tuyến tiền liệt do bệnh có thể làm tăng mức PSA. BPH thường xảy ra ở nam giới cao tuổi, các triệu chứng của BPH gần như tương tự với ung thư tuyến tiền liệt nên dễ bị nhầm lẫn.
+ Áp dụng các thủ thuật y tế: Áp dụng các thủ thuật y tế, chẳng hạn như đặt ống thông tiểu có thể làm sai lệch mức PSA. Để có kết quả chính xác nhất, các bác sỹ khuyến cáo, nam giới nên đợi vài tuần sau khi áp dụng các thủ thuật y tế, rồi mới thực hiện xét nghiệm PSA.
+ Nhiễm trùng đường tiểu (UTI): Mức PSA có thể tăng lên, nếu đường tiểu bị nhiễm trùng. Triệu chứng thường gặp của UTI là tiểu đau, bí tiểu, trong nước tiểu có lẫn máu... Với hầu hết các trường hợp, xét nghiệm nước tiểu có thể chẩn đoán chính xác nam giới bị UTI hay không.
+ Tập thể dục với cường độ cao: Nếu nam giới tập thể dục với cường độ cao 1 - 2 ngày trước khi xét nghiệm PSA, mức PSA có thể tăng cao hơn bình thường.
+ Xuất tinh: Xuất tinh có thể khiến nồng độ PSA gia tăng tạm thời trong khoảng 48 giờ. Do đó, nam giới nên tránh thủ dâm, hoặc quan hệ tình dục trước khi làm xét nghiệm PSA từ 2 - 3 ngày.
Bình luận của bạn