Ngồi lâu một chỗ ảnh hưởng tới tim mạch như thế nào?

Ngồi lâu một chỗ cũng có thể khiến bạn mất mạng

Video: Bài tập trên ghế giúp dân văn phòng "ngồi lâu không mỏi"

Video: Ngồi lâu tê chân - Nguyên nhân vì đâu?

Ngồi lâu trước máy tính hại đến đâu?

Càng ngồi lâu, càng tổn thọ

Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Mặc dù đây là bệnh thường gặp ở những bệnh nhân phải nằm một chỗ. Tuy nhiên những người thường xuyên ngồi lâu một chỗ xem TV, hoặc sử dụng máy tính cũng có thể có nguy cơ mắc Huyết khối tĩnh mạch sâu.

Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây đột tử. Nguyên nhân là do sự hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch sâu ở chân, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến tim và phổi.

Béo phì

Ngồi nhiều hơn 6 - 8 giờ/ngày và không tập thể dục có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Nguyên nhân được xác định là do sự tích tụ mỡ ở vùng bụng khi bạn ngồi quá lâu, gây cản trở sự lưu thông máu đến tim.

Ngoài ra, việc ngồi lâu một chỗ mà không vận động còn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp.

Bệnh động mạch vành

Ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Theo các nghiên cứu, thói quen ngồi lâu một chỗ cũng có thể dẫn đến vôi hóa động mạch vành, đây là một dấu hiệu sớm của bệnh động mạch vành. Nguyên nhân là do việc lâu một chỗ sẽ khiến cơ thể phát hành các hormone và enzyme, dẫn đến lắng đọng và dư thừa calci trong các mảng bám trong động mạch và cũng làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch.

Tăng huyết áp

Việc thường xuyên ngồi lâu một chỗ có nghĩa là bạn đang có một lối sống ít vận động. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tăng huyết áp. Tăng huyết áp kết hơp với các yếu tố khác như béo phì và căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác.

Đái tháo đường

Bạn càng dành nhiều thời gian cho việc ngồi xem truyền hình, ngồi làm việc với máy tính, hoặc lái xe... thì bạn càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

 Ngồi lâu một chỗ có thể làm tích lũy đường và calorie trong cơ thể, dẫn đến béo phì và lượng đường trong máu cao. Các yếu tố này có thể làm chức năng tim suy yếu trong một thời gian dài.

Trần Ngọc H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch