Giao mùa – Nỗi lo của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Cứ đến thời điểm giao mùa, số bệnh nhân đến khám COPD tại Bệnh viện Bạch Mai lại gia tăng

COPD - “Sát thủ vô hình”

COPD, Nguy cơ từ thuốc lá

Làm xét nghiệm gì để phát hiện bệnh COPD?

Hút thuốc lá gây bệnh COPD?

Cảnh báo "tiểu phân lạ" trong thuốc Spiriva trị bệnh COPD

Đến “hẹn” lại lên

Cứ đến thời điểm giao mùa, số bệnh nhân đến khám bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai lại gia tăng. Theo các bác sỹ, các bệnh nhân nhập viện đa phần trong tình trạng nặng và phải thở bằng máy.

Đã 4 năm kể từ ngày bác sỹ chẩn đoán mắc COPD, chị Hiền (35 tuổi, Hoàng Mai) phải “sống chung” với những cơn ho, khó thở và đau tức ngực khi làm việc gắng sức.

Chị Hiền cho biết, mỗi năm bệnh tái phát 7-10 lần, đặc biệt là khi giao mùa, làm việc nặng, mất ngủ hoặc cơ thể suy nhược do lo lắng, suy nghĩ nhiều. Tháng 10 năm ngoái, chị Hiền phải nhập viện điều trị 1 tuần vì bệnh phát quá nặng.

PGS.TS. Ngô Quý Châu - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết : “Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trong mùa lạnh, bệnh nhân rất dễ nhiễm các loại virus và vi khuẩn gây viêm đường hô hấp trên và dưới, làm tăng tình trạng co thắt phế quản, tăng dịch nhầy trong đường hô hấp do đó bệnh nhân bị khó thở nặng hơn”.

Theo các bác sỹ, ở thời điểm giao mùa, nếu  dự phòng cẩn thận, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể tái phát và tiến triển rất nhanh.

Bệnh do thói quen

Theo thống kê của Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, hút thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân hàng đầu của bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân COPD có tiền sử hút thuốc từ 10 năm trở lên chiếm gần 90%.

Thói quen hút thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến COPD

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, COPD gây tử vong đứng hàng thứ 4, dự kiến đến năm 2020, bệnh này sẽ nằm trong top 3, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và nhồi máu cơ tim.

Bác Bình (83 tuổi, Hà Nam) được chẩn đoán mắc COPD từ cách đây 15 năm. Chia sẻ với phóng viên, bác Bình cho biết mình bị mắc bệnh là do thói quen hút thuốc lá từ khi còn đi bộ đội. “Nằm trong hầm buồn quá là lại bỏ thuốc ra hút nên mới bị bệnh. Bác sỹ khuyên bỏ thuốc lá nhưng nghiện rồi, thỉnh thoảng vẫn phải hút một điếu”.

Theo PGS.TS. Ngô Quý Châu, hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc) đều làm tăng nguy cơ mắc COPD. Có những trường hợp bản thân bệnh nhân không hề hút thuốc lá nhưng mắc bệnh do trong nhà có người nghiện thuốc.

Một số nguyên nhân gây bệnh khác bao gồm thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm (khói, bụi, bếp than…) hoặc thiếu hụt gene bảo vệ phổi khỏi tác nhân xấu, PGS. Châu cho biết.

Không thể điều trị dứt điểm

“Khám đi, khám lại, khám tái, khám hồi nhưng vẫn không thay đổi được gì”, chị Hiền chia sẻ, “dần dần mình bị mất niềm tin, cảm thấy cuộc sống không còn vui vẻ, lúc nào cũng trong tình trạng lo sợ phải nhập viện”.

Theo TS. BS. Phan Thu Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai: “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh không thể chữa khỏi hẳn vì thế phải được quản lý liên tục, dài hạn. Nếu không, bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và chất lượng công việc”. 

“Chỉ hy vọng có phương pháp nào điều trị dứt điểm được bệnh này” – đó là mong ước không chỉ của chị Hiền mà còn của tất cả bệnh nhân “sống chung” với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là những người trên 40 tuổi và có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ sau:
-  Hút thuốc lá, thuốc lào > 10 năm;
-  Trực tiếp đun bếp (than, củi, rơm, rạ) trên 30 năm;
-  Tiếp xúc khói, bụi, hóa chất nghề nghiệp;
-  Bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh dị ứng, viêm mũi dị ứng hoặc mắc hen phế quản.

Nên đi khám để phát hiện sớm COPD nếu có các biểu hiện: ho liên tục, thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng và bị khó thở, tình trạng nặng dần theo thời gian. Để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cách tốt nhất là không hút thuốc lá và tạo môi trường sống và làm việc trong lành.
Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp