- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Loãng xương gây đau mỏi cột sống, lưng còng
Sữa chua đậu nành – món ngon giúp điều hòa sinh lý nữ
Phụ nữ mãn kinh bị đau xương khớp: Càng tập thể dục càng tổn thương!
Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ mắc bệnh sỏi mật?
Cấp cứu làn da xấu xí tuổi 50
Loãng xương là gì?
Loãng xương (xốp xương, thưa xương) là bệnh lý của hệ thống xương giảm tỷ trọng khoáng chất xương khiến khả năng chống đỡ và chịu lực của xương bị suy giảm, khiến xương mỏng hơn, dễ lún, dễ gãy. Loãng xương khiến xương dễ bị gãy, thậm chí chỉ một chấn thương nhẹ như ngã hay sảy chân cũng khiến xương bị gãy.
Cấu tạo xương được ổn định nhờ hai loại tế bào: Tế bào sinh xương và tế bào hủy xương.
Dưới 25 tuổi, tế bào sinh xương sẽ vượt trội hơn tế bào hủy xương, giúp hệ xương phát triển, khối lượng khoáng chất trong xương cũng đầy đủ giúp xương chắc khỏe.
Từ 25 – 40 tuổi, hoạt động của tế bào sinh xương và tế bào hủy xương cân bằng, giúp khung xương ổn định.
Từ lứa tuổi 40 trở đi, tế bào hủy xương hoạt động mạnh mẽ hơn, tế bào sinh xương lại giảm, khiến mật độ khoáng chất trong xương giảm hẳn. Ở độ tuổi này, tốc độ mất khoáng xương ở người phụ nữ diễn ra nhanh hơn nam giới cùng tuổi, chính vì thế, tỷ lệ chị em thường bị loãng xương cũng nhiều hơn.
Hình ảnh mô tả xương khỏe mạnh và loãng xương
Nguyên nhân gây loãng xương
Loãng xương là hậu quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân như: Lão hóa, do nội tiết tố, bệnh thận, dùng thuốc corticoid…
Do dùng thuốc: Một số loại thuốc chống động kinh (dihydan), thuốc cho người bệnh đái tháo đường, thuốc chống đông, thuốc khám viêm nhóm corticosteroid… ức chế quá trình tạo xương, giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calci ở thận và làm tăng quá trình hủy xương.
Bệnh thận: Suy thận mạn hoặc chạy thận nhân tạo khiến thải mất quá nhiều calci qua đường tiết niệu.
Do mắc các bệnh nội tiết: Cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, đái tháo đường, cường tuyến giáp… cũng làm giảm hấp thụ calci, gây loãng xương.
Phụ nữ mãn kinh: Ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, hoạt động của buồng trứng suy giảm, hormone estrogen, progesterone kém tiết hơn, thúc đẩy quá trình hủy xương diễn ra nhanh, nhưng lại kìm hãm tế bào sinh xương, khối lượng xương mất đi khoảng 2 – 4% mỗi năm trong suốt 10 năm đầu sau mãn kinh. Ở những phụ nữ 65 tuổi, khối lượng xương giảm từ 30 – 50%, thậm chí có trường hợp chỉ còn không quá 30% khối lượng xương.
Xương khỏe cần calci và hormone nội tiết!
Theo các chuyên gia y tế, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương, bệnh nhân cần bổ sung thêm calci – thành phần khoáng chính của hệ xương – giúp xương chắc và khỏe hơn. Việc thiếu hụt vitamin D cũng khiến cơ thể kém hấp thụ calci, calci dễ bị đào thải ra ngoài. Vì thế, tốt hơn hết, nên để da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời vào mỗi buổi sáng, trước 10h, để da hấp thụ vitamin D nhiều hơn.
Bên cạnh đó, những người thường cảm thấy đau mỏi xương khớp, bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính, bệnh nội tiết, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh ngoài calci cũng nên bổ sung thêm hormone nội tiết tố. Đủ lượng hormone estrogen sẽ kích thích quá trình tăng sinh tế bào sinh xương để cân bằng với các tế bào hủy xương, giúp khung xương ổn định, tránh loãng xương hay gãy xương.
An Nguyễn H+
Bình luận của bạn